KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Đã đến lúc phải thay đổi tư duy
(Ngày đăng: 08/01/2014   Lượt xem: 377)
Trong hơn 2 thập kỷ qua, xuất khẩu gạo đã đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước. Tuy nhiên tới thời điểm này cũng đã bộc lộ những vấn đề cần quan tâm. Đặc biệt, những bất cập khi lấy lượng bù chất, giá gạo thiếu cạnh tranh cần phải được tính toán một cách căn cơ.



Cánh đồng mẫu lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao, 
nhưng  sự triển khai vẫn dè dặt
Cạnh tranh sẽ quyết liệt

TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam đã từng có một câu hỏi đầy ám ảnh day dứt:  "Nếu như cả dân tộc cùng đạp máy khâu thì 50 năm nữa có giàu được được không?” Ấy là khi ông Thiên nói về xuất khẩu hàng dệt may, còn thì trong đại đa số các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam thường gắn với 3 yếu tố: tài nguyên khoáng sản, lao động, và thô. Điển hình là mặt hàng gạo. TS Trần Đình Thiên nói: Một quốc gia sản xuất và xuất khẩu gạo nhiều nhưng lại chưa thể tự hào về giá trị gia tăng do chính hạt gạo đưa lại.  Đó là điều rất cần suy nghĩ.

Theo dự báo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), năm 2014 tình hình xuất khẩu, tiêu thụ lúa gạo hàng hóa sẽ khó khăn, kế hoạch xuất khẩu có thể chỉ tương đương năm 2013, khoảng 6,5 - 7 triệu tấn.  Phân tích của VFA chỉ ra, năm 2014 sẽ tiếp nối những khó khăn của năm 2013 nhưng áp lực nhiều hơn đối với các nguồn xuất khẩu do cung cấp dư thừa, cạnh tranh quyết liệt. Tình hình thị trường gạo thế giới tiếp tục chịu áp lực bán hạ giá của Thái Lan và cạnh tranh xuất khẩu từ các nguồn cung cấp chính ở châu Á.  Như vậy, Việt Nam buộc phải chấp nhận cạnh tranh quyết liệt, nhất là với Thái Lan về gạo thơm và gạo trắng. 
 
Tăng cường mối liên kết doanh nghiệp - nông dân

Lúa gạo vẫn luôn được xác định là ngành xuất khẩu chủ lực. Song yếu tố chủ lực chỉ mới nhìn nhận ở góc độ số lượng. Xét về chất lượng cũng như ngành tạo giá trị gia tăng cho nền kinh tế thì lúa gạo chưa mang lại được nhiều. 

Theo tính toán lượng gạo chuyển dịch trên thị trường thế giới hiện nay xấp xỉ 40 triệu tấn, trong đó Việt Nam chiếm 1/4, tương đương khoảng 8 triệu tấn, tập trung ở phân khúc gạo chất lượng trung bình. Nhưng ở một nghịch cảnh, các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cũng chỉ làm một nhiệm vụ, thu mua lúa gạo từ người nông dân, sau đó đóng gói và xuất theo hợp đồng.

Vì vậy, nếu như ngành lúa gạo xây dựng được thương hiệu, thay vì việc đóng bao chuyển sang đóng gói có nhãn mác giá trị hạt gạo sẽ được nâng tầm. Bộ tiêu chuẩn gạo Việt Nam sớm được hoàn thiện nâng cấp để đáp ứng đúng thị hiếu tiêu dùng trong bối cảnh hội nhập thì giá gạo Việt Nam hoàn toàn có khả năng được nâng lên.

Nông nghiệp đứng trước yêu cầu phải tái cơ cấu. Ngành lúa gạo bức thiết phải tổ chức sản xuất lại để hội nhập. Doanh nghiệp xuất khẩu cần có liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp và nông dân. Doanh nghiệp đặt hàng nông dân trồng sản phẩm gì để xuất khẩu và xây dựng hệ thống chế biến. Người nông dân tham gia, và nhận phần thặng dư của toàn chuỗi giá trị cung ứng. Doanh nghiệp là người trực tiếp đi thực tế các thị trường xuất khẩu, định hướng loại gạo thị trường yêu cầu. Doanh nghiệp kết hợp với các nhà khoa học tạo ra giống lúa theo đặt hàng của doanh nghiệp, cùng tham gia sản xuất với nông dân.

Nhìn thẳng vào cánh đồng mẫu lớn

Mô hình cánh đồng mẫu lớn đã chính thức được triển khai được 2 năm tại một số tỉnh Nam bộ. Qua hai năm sóng gió, dù mô hình này được ghi nhận có nhiều hiệu quả nhưng việc triển khai vẫn khá dặt dè. Ông Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết, ở nhiều nước khu vực Đông Nam Á mô hình liên kết này khá phổ biến, nhưng khi thực hiện trong nước thì khó khăn. Hạn chế lớn nhất là khâu liên kết nông dân. Nếu làm một phép tính đơn giản, mô hình liên kết đặt trên nền tảng 1.000 -2.000 ha với một đại diện nông dân thì doanh nghiệp sẽ dễ làm việc với nông dân. Song hiện nay, do mỗi hộ nông dân lại sở hữu một phần diện tích riêng biệt, bình quân đất nông nghiệp/đầu người tại Việt Nam khoảng 0,38 ha, nên để có một diện tích đất lúa đủ lớn thì cần dồn đất của rất nhiều hộ. Và cũng ít có cá nhân nào đứng ra làm nhiệm vụ kết nối. Liên kết ngang giữa các hộ nông dân còn thấp nên một doanh nghiệp vẫn phải làm việc 1.000 - 2.000 nông dân. Từ đây giá thành vật tư và khâu tổ chức tốn kém hơn. 

Vì thế, theo TS Nguyễn Văn Bộ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu khoa học nông nghiệp Việt Nam, lối thoát cho ngành lúa gạo chính là thay đổi tư duy. Cụ thể hơn, khi nói với Đại Đoàn Kết, ông Lưu Đức Khải, Trưởng ban Chính sách phát triển nông thôn, Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chỉ ra: trước mắt cần phải có sự thay đổi hoặc chuyển nhượng đất từ những người không cần, không mặn mà với đồng ruộng sang những người có khả năng làm kinh tế từ đồng ruộng. Khi thay đổi được tư duy, rồi mới tính đến làm tăng phần giá trị trong sản xuất nông nghiệp lúa gạo.

                                                                                                 Theo: daidoanket
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

17
Đang xem:
72.488.448
Tổng truy cập: