KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Đẩy mạnh xuất khẩu: Không thể xem nhẹ thị trường nhỏ
(Ngày đăng: 19/12/2013   Lượt xem: 398)
Với việc nỗ lực tìm kiếm và thúc đẩy xuất khẩu ra các thị trường trên thế giới, cho đến nay, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của gần 200 nước và vùng lãnh thổ. Bên cạnh các thị trường xuất khẩu truyền thống như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, các nước ASEAN thì hàng Việt Nam đã và đang "đặt chân” lên các vùng đất mới như Châu Phi, Trung Đông, Mỹ La-tinh...
 
Xuất khẩu đẩy mạnh, tạo nguồn lực phát triển
 
Hàng hóa Việt Nam có mặt ở 200 quốc gia, lãnh thổ
 
Cho đến thời điểm  này, chặng đường năm 2013 đã gần khép lại. Nhìn lại bức tranh kinh tế năm 2013, có thể thấy đây là một năm gam màu sáng, khi mà nền kinh tế  mới chỉ thoát đáy và bắt đầu ở giai đoạn phục hồi. Điều này được thể hiện ở số DN vừa và nhỏ phá sản trong năm này lên đến hơn 50.000 DN, bên cạnh đó, những mối lo về nợ xấu vẫn bao trùm lên bức tranh kinh tế Việt Nam. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng, điểm nhấn nổi bật nhất của bức tranh kinh tế năm 2013 chính là xuất khẩu. Trong bộn bề khó khăn, song kinh tế xuất khẩu vẫn đạt được nhiều thành quả đáng kể.
 
Với việc nỗ lực tìm kiếm và thúc đẩy xuất khẩu ra các thị trường trên thế giới, cho đến nay, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã có mặt trên thị trường của gần 200 nước và vùng lãnh thổ. Bên cạnh các thị trường xuất khẩu truyền thống như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, các nước ASEAN thì hàng Việt Nam đã và đang "đặt chân” lên các vùng đất mới như Châu Phi, Trung Đông, Mỹ La-tinh...
 
Với những điểm nhấn này cùng với những nỗ lực vượt qua khó khăn, Bộ Công thương dự báo, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá cả năm ước đạt 132 tỷ USD, tăng 15,3% so với năm 2012, vượt chỉ tiêu so với kế hoạch của Quốc hội đề ra (126, 1 tỷ USD, tăng 10%).
 
Với việc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Bộ Công thương đang đàm phán, ký kết nhiều Hiệp định kinh tế, thương mại với các đối tác thương mại lớn như Hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU, Liên minh Hải quan, Hàn Quốc, EFTA, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) sẽ góp phần mở rộng thị trường và tạo ra cơ hội lớn cho hàng xuất khẩu của Việt Nam. Những Hiệp định này, theo Bộ trưởng Công thương, sẽ là những đòn bẩy thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới.
 
Thị trường mới và cơ hội cho hàng xuất khẩu
 
Tuy nhiên, Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng cũng thừa nhận, sắp hết thời hạn thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm ( 2011 – 2015) song với cục diện hiện nay, mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5 năm sẽ khó có thể về đích theo kế hoạch đặt ra, khi 3 năm qua (2011 -2013) chỉ đạt khoảng 5,6%. Theo Bộ trưởng Bộ Công thương, chỉ còn 2 năm nữa, khó có cách nào để tăng trưởng kinh tế bắt kịp được với đích cần đến (6,5 -7%). Bởi vậy, trong 2 năm còn lại của kế hoạch 5 năm, bằng việc tiếp tục duy trì các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, hy vọng tăng trưởng kinh tế sẽ đạt mức 6% khi kết thúc năm 2015. Và để đạt được mục tiêu này, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cho rằng, các lĩnh vực ngành công thương đóng vai không nhỏ.
 
Tiếp tục đặt nhiều hy vọng vào kinh tế xuất khẩu, người đứng đầu ngành Công thương cho hay, phát triển thương mại Việt Nam trong giai đoạn tới cần phải gắn với tính bền vững, góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Trong đó, xuất khẩu phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng trên 10% vào năm 2014.
 
Để hiện thực hóa mục tiêu này, một trong những việc cần phải làm đó là tiếp tục tìm kiếm và đưa ra các giải pháp thực sự hữu hiệu trong việc thúc đẩy sản xuất kinh doanh. Theo lãnh đạo Bộ Công thương, tới đây, cần phải chú trọng hơn nữa việc phát triển xuất khẩu các mặt hàng mới là các mặt hàng chế tạo có công nghệ trung bình và công nghệ cao, phù hợp với xu hướng tiêu thụ của thị trường thế giới và định hướng chiến lược xuất khẩu.
 
Đặc biệt, một trong những yếu tố quyết định thành bại của kinh tế xuất khẩu đó là tìm kiếm thị trường mới. Theo Bộ trưởng Bộ Công thương, lợi thế của chúng ta hiện nay là đã mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế với 200 quốc gia, vùng lãnh thổ. Việc mở rộng, tìm kiếm thêm thị trường mới sẽ tạo ra thêm nhiều cơ hội mới cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. "Tuy nhiên, đừng xem nhẹ và bỏ qua những thị trường nhỏ, chính những quốc gia, vùng lãnh thổ nhỏ lại là nơi chúng ta dễ dàng thâm nhập hơn” - ông Hoàng nhận định và lý giải nguyên nhân, bởi ở đó các DN Việt Nam sẽ ít vấp phải những rào cản thương mại, những hàng rào kỹ thuật mà các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, EU thường sử dụng để ngăn chặn các hàng hóa nhập khẩu như cá tra, tôm… của ta đã từng gặp phải.
 
Song song với việc tìm kiếm thị trường, việc đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế, trong đó tái cơ cấu DN thuộc lĩnh vực thương mại cũng yêu cầu bức thiết trong năm 2014.
 
Một điểm yếu đang dần bộc lộ trong lĩnh vực xuất khẩu đó chính là xuất khẩu nông sản, một lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam song thời gian gần đây kim ngạch xuất khẩu lĩnh vực này đang ngày càng đi xuống. Nguyên nhân chính nằm ở thực trạng, hoạt động xuất khẩu nông sản của chúng ta (từ khâu sản xuất đến thu mua, đến xuất khẩu…) vẫn rất manh mún, nhỏ lẻ. "Nếu không mạnh mẽ tái cấu trúc, mạnh mẽ thay đổi phương thức làm ăn, sớm muộn chúng ta sẽ trở thành những người làm thuê trên chính những lĩnh vực thế mạnh của chúng ta” - Bộ trưởng Công thương Vũ Huy Hoàng nhận định.

                                                                                       Theo: daidoanket
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

25
Đang xem:
72.516.114
Tổng truy cập: