KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Mây, tre đan xuất ngoại
(Ngày đăng: 28/11/2013   Lượt xem: 400)

Học nghề mây, tre, giang đan từ vợ, nghệ nhân Nguyễn Hữu Trọng (thôn Thống Đạt, xã Liệp Tuyết, Quốc Oai, TP. Hà Nội) phát triển và đưa các sản phẩm này xuất ngoại.

Cuối năm 1975, xã Liệp Tuyết chủ trương mở lớp dạy nghề mây tre, giang đan cho bà con trong xã, vợ ông Trọng tham gia lớp học này. Không được học nghề nhưng thấy vợ làm, ông Trọng “học mót”. Nhờ khéo tay, năng động, lại ham tìm tòi học hỏi, ông nhanh chóng nắm bắt được kỹ thuật và còn tạo ra được nhiều sản phẩm với mẫu mã đẹp. Ông được các xã viên HTX bầu làm Tổ trưởng tổ mây, tre đan xã Liệp Tuyết.

Nghệ nhân Nguyễn Hữu Trọng bên sản phẩm lọ lục bình.
Nghệ nhân Nguyễn Hữu Trọng bên sản phẩm lọ lục bình.

Những năm 1990 khi thị trường Liên Xô và Đông Âu tan rã, tâm lý người làm nghề cũng theo đó mà khủng hoảng, người bám trụ với nghề chỉ đếm trên đầu ngón tay. Để giữ nghề, ngày ngày, ông một mình trên chiếc xe đạp cũ đi hàng chục cây số sang các làng làm nghề mây tre truyền thống ở huyện Chương Mỹ (Hà Tây cũ) để học làm các mặt hàng mây, tre xuất khẩu và tìm thị trường tiêu thụ cho sản phẩm.

“Công ty của ông Trọng đang tạo việc làm cho 50 lao động với mức lương từ 3-5 triệu/tháng. Đến nay, tất cả 6 thôn trong xã Liệp Tuyết đều có người làm nghề.

Tìm hiểu, ông thấy Nhật Bản là thị trường tiềm năng nhưng khách hàng Nhật rất khó tính, yêu cầu chất lượng hàng phải cao và đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng. Vậy là bao nhiêu công thức đan những mẫu cũ không còn giá trị, một lần nữa ông bắt tay gây dựng nghề từ đầu.

Không phụ công người, những mẫu mã, kiểu dáng của sản phẩm do ông thiết kế nhanh chóng được thị trường Nhật chấp nhận. Đơn đặt hàng ngày một tăng, không chỉ ở thị trường Nhật Bản mà cả các nước: Mỹ, Đức, Hàn Quốc, Đông Âu. Có thời điểm mỗi ngày ông xuất hàng ngàn sản phẩm. Với những đóng góp này, năm 2006, ông Trọng được UBND tỉnh Hà Tây (cũ) công nhận là Nghệ nhân nghề mây, tre, giang đan.

Với mong muốn nhân rộng nghề và tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương, năm 2007 ông Trọng đã thành lập Công ty CP Xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nhật chuyên sản xuất các sản phẩm lọ lục bình, khay đĩa, va li... Song song đó, ông liên kết với Hội ND, Hội Phụ nữ mở các lớp dạy nghề miễn phí và nhận bao tiêu sản phẩm cho ND. Năm 2012, ông mở 2 lớp dạy nghề cho 70 học viên. Năm 2013, ông liên kết với Hội ND xã Hòa Thạch (Quốc Oai) mở 4 lớp dạy nghề cho 120 học viên.

                                                                                             Theo: danviet
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

5
Đang xem:
72.518.322
Tổng truy cập: