KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Quảng Nam: Xây dựng thương hiệu chung cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ
(Ngày đăng: 28/10/2013   Lượt xem: 712)
Ngày 23/10/2013, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam phối hợp với Văn phòng UNESCO tại Hà Nội, Tổ chức Lao động quốc tế ILO mở hội thảo tham vấn xây dựng cơ chế quản lý thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ tỉnh Quảng Nam.

Hội thảo nhằm xây dựng một cơ chế quản lý thương hiệu, tạo điều kiện cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ của tỉnh Quảng Nam phát triển một cách bền vững. 

Mục tiêu chiến lược văn hóa-du lịch của tỉnh Quảng Nam nhấn mạnh đến xây dựng một điểm đến du lịch chất lượng cao với sự độc đáo của các sản phẩm du lịch, dịch vụ và trải nghiệm du lịch dựa trên ưu thế tính nổi bật toàn cầu của các giá trị văn hóa. Trong quá trình đó, các dự án liên quan để hỗ trợ thực hiện mục tiêu này như ILO, UNESCO,… đã cùng hướng đến mục tiêu chung đó và đưa ra nhiều logo với những thông điệp tương tự nhau sẽ khiến khách hàng cảm thấy rối, đồng thời làm giảm tác động và lu mờ thương hiệu. Chính vì thế mà các bên liên quan đã cùng bắt tay xây dựng một thương hiệu chung cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ của tỉnh Quảng Nam.

Đại diện của Văn phòng UNESCO Hà Nội cho biết: thì việc xây dựng một thương hiệu chung và cơ chế quản lý thương hiệu sản phẩm thủ công mỹ nghệ sẽ giúp nâng tầm thương hiệu để Quảng Nam trở thành một biểu tượng điểm đến-tổng hợp những cảm xúc, thái độ và những nhận thức của mọi người về những đặc điểm, giá trị vật thể, phi vật thể của tỉnh.

Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ từ làng nghề truyền thống của Quảng Nam có những “tài sản thương hiệu” vô cùng quý giá như: Con người với cộng đồng gắn bó bền chặt. Bề dày văn hóa lịch sử với hai DSTG Hội An, Mỹ Sơn, các di tích Chăm,… Các làng nghề có kỹ năng truyền thống, đa dạng văn hóa như mộc Kim Bồng, gốm Thanh Hà, dệt thổ cẩm,… Từ những “tài sản thương hiệu” tạo nên sự độc đáo của sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Quảng Nam, các đối tác tham gia dự án sẽ căn cứ vào lượng khách, cái nhìn của khách du lịch để xây dựng văn hóa thương hiệu, xác thực, sàng lọc và nhận dạng thương hiệu.

Trên cơ sở sử dụng logo của tỉnh, gợi ý của các bên liên quan, kết hợp xác định tinh hoa văn hoá và xác thực với đặc trưng văn hoá của Quảng Nam, Văn phòng UNESCO tại HàNội đã đề xuất hình ảnh thương hiệu với tên gọi “Trái tim Việt Nam”, đồng thời đưa ra 3 đề xuất hình ảnh cho logo.

Ông Hồ Tấn Cường- Phó Giám đốc Sở Văn hoa, Thể thao và Du lịch Quảng Nam- khẳng định: Việc xây dựng thương hiệu cho những sản phẩm sản xuất tại Quảng Nam là rất cần thiết để hỗ trợ những người sản xuất sản phẩm thủ công tại địa phương khi họ phải cạnh tranh với các sản phẩm sản xuất hàng loạt khác. ILO và UNESCO đã cùng tiến hành nghiên cứu vấn đề này nhằm hỗ trợ tỉnh phát triển một cơ chế quản lý thương hiệu thích hợp. Có thương hiệu sản phẩm, nhưng không xây dựng được cơ chế quản lý thương hiệu thì việc quảng bá sản phẩm thủ công mỹ nghệ cũng không đạt hiệu quả.

Lộ trình thực hiện cũng được các bên đưa ra thảo luận. Dự kiến từ tháng 11/2013 sẽ thành lập Ban chỉ đạo hỗ trợ xây dựng cơ chế và tiến hành các bước như gửi hồ sơ đăng ký nhãn hiệu, thực hiện quy trình chứng nhận sản phẩm được gắn nhãn hiệu chung. Từ tháng 6/2014, bắt đầu đính nhãn hiệu vào sản phẩm đạt tiêu chuẩn sử dụng và khởi động chiến dịch quảng bá; nâng cao nhận thức cho các nhà sản xuất về việc sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Ngoài thông điệp chính và thương hiệu do Văn phòng UNESCO tại Hà Nội đề xuất, thì các vấn đề liên quan đến cấu trúc thương hiệu, cơ chế quản lý, đối tượng sử dụng thương hiệu, cơ chế tài chính và việc quảng bá để thương hiệu có thể mang lại lợi ích chung cho cộng đồng, hỗ trợ bảo vệ di sản và phát triển một cách bền vững… cũng đã được các đại biểu dự hội thảo đưa ra.

Trên cơ sở tập hợp những ý kiến tại hội thảo, các đối tác tham gia dự án và Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch sẽ tiến hành các bước tiếp theo để triển khai xây dựng cơ chế quản lý chung thương hiệu cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ Quảng Nam, hướng tới khuyến khích xu hướng tiêu dùng trách nhiệm, mang lại nhiều cơ hội phát triển cho làng nghề thủ công mỹ nghệ, góp phần lưu giữ những sản phẩm văn hoá địa phương và tạo điều kiện nâng cao thu nhập cho người dân./.

                                                                                                     Theo: Báo Văn Hóa

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

17
Đang xem:
72.518.806
Tổng truy cập: