KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Nghe những “nghệ nhân chiếu dưới” trải lòng
(Ngày đăng: 27/10/2013   Lượt xem: 1424)

Họ miệt mài với những công đoạn “thô sơ” đầu tiên của sản phẩm gốm. Người ta gọi vui họ là những “nghệ nhân chiếu dưới”.

Lao động bình dân và một thương hiệu lớn

Gốm sứở Lái Thiêu (thị xã Thuận An, Bình Dương) là một trong những nghề thủ công truyềnthống được giữ lại cho đến ngày nay. Cáchđây hơn một thế kỷ dân làng Lái Thiêu chủ yếu sống bằng nghề gốm. Những sản phẩmlàm ra thường là: chén, lọ, chum, bình trà… Các vật dụng được chuyển lên SàiGòn - Chợ Lớn tiêu thụ. Bây giờ gốm sứ Lái Thiêu có rất nhiều mẫu mã mới, đẹpđược xuất khẩu nước ngoài.

Nhữngcông nhân trong bài viết  này có thể gọi là những “nghệnhân chiếu dưới”, bởi công việc chính của họ là ở khâu thô sơ như khuân đất,nhào nặn, phơi, nung,…

Nghe những “nghệ nhân chiếu dưới” trải lòng 1

  Quang cảnh  một lò gốm ở Lái Thiêu

Nghe những “nghệ nhân chiếu dưới” trải lòng 3
                                                                         Một vài sản phẩm thông dụng

Kể về quytrình làm gốm, chị Nguyễn Thị Tâm (42 tuổi, nghệ nhân lò gốm Kiến Xuân) tự thán:“Một sản phẩm được làm ra phải trải qua ít nhất bảy khâu thực hiện. Công việclàm gốm sứ khá vất vả, hằng ngày chúng tôi phải bưng bê hơn chục ký khuôn thạchcao”. Tuy nhiên theo ý kiến của nhiều nhân công khác: “Có việc để làm là mừng rồi,vì mang tiếng là nghề thủ công, nhưng hiện nay có sự tham gia sản xuất của móchiện đại, khiến nhân công trở nên dư thừa”

Nghe những “nghệ nhân chiếu dưới” trải lòng 4
            Khâuđầu tiên trong quá trình làm ra một sản phẩm gốm sứ là khâu chạy đất. 
Nghe những “nghệ nhân chiếu dưới” trải lòng 5

              Nguyên liệu ở đây gồm có 3 loại đất: đất sét, đất cao lanh và một loại đấttrong nghề gọi nôm na là đất “xương”.

 “Hươngđất” giữ đam mê

Một nghịchcảnh khó lý giải, gốm sứ Lái Thiêu (Bình Dương) ngày càng nổi tiếng, đóng vaitrò quan trọng trong sự phát triển địa phương thì nhiều nghệ nhân đang phải vậtlộn để tồn tại. Lý do lớn nhất cản trở họ đến với nghề chính là mức tiền côngthấp so với mức chi tiêu sinh hoạt. Nhiều khâu sản xuất đã dùng đến máy móc,nhân công thành ra dư thừa. Thêm nữa, làm gốm sứ cũng theo “mùa vụ”, khi khôngcó hàng, nghệ nhân chỉ làm việc nửa tháng, nửa tháng còn lại đành ngồi chờ hếtngày hoặc làm vài việc tạm bợ.

Nghe những “nghệ nhân chiếu dưới” trải lòng 6
Làm việc nhưng sợ việc sẽ hết

Chị Tâmnói về lí do gắn bó với nghề này: “Gia đình tôi6 nhân khẩu, thu nhập trước giờ chỉ trông chờ tiền làm gốm sứ. Ví dụ như giờchuyển sang làm phụ hồ, kiếm được 2 - 3,5 triệu đồng/tháng đủ trang trải chocác cháu ăn học. Nhưng như vậy là phải đi xa, không chăm sóc gia đình được”.

ÔngNguyễn Ánh Trung (43 tuổi) phân trần: “Thấy gốm sứ quê mình nổi tiếng mừng thậtđó nhưng trong cái mừng cũng có cái buồn bởi nhiều nghệ nhân đã phải “rụngcàng” theo thời gian, tưởng cuộc sống cũng khấm khá theo nhưng không ngờ khá bấpbênh. Thợ giỏi “cao tay” cũng chỉ làm ra 25 cái/ngày, mỗi cái được chủ trả tiềncông 3 - 5 ngàn đồng, tính ra quần quật cả ngày khoảng 60 - 100 ngàn đồng”. Rồiông lại cười khà khà: “Nhưng mà…Người ta nhớ người vẽ vời, chứ ai nhớ ngườibưng bê nhào nặn”.

Nghe những “nghệ nhân chiếu dưới” trải lòng 7
Nóng hừng hực trong lò nungNghe những “nghệ nhân chiếu dưới” trải lòng 8

Nghệ nhân làm gốm mài mịn những điểm thô

Hơn 22năm nay những người dân ở xã Xã Phú Long (thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương) đãquá quen thuộc hình ảnh bà Nguyễn Thị Chín (63 tuổi) sáng đến lò gốm, chiều rảobước ra về. Cũng đang lúc ngồi nghỉ trưa, bà Chín quẹt mồ hôi tranh thủ phân trần:“Nghề này cực lại ít tiền nên cũng có người bỏ đi kiếm việc khác làm rồi… Làmgì hả?... Họ đi bán vé số.”

Nghe những “nghệ nhân chiếu dưới” trải lòng 9
Mặc dù cuộc sống của nghệ nhân làm gốm rất cơ cực nhưng bà Nguyễn Thị Chín vẫn cố gắng bám giữ nghề truyền thống ông,cha.

Nhìn lạichừng ấy năm quần quật, chỉ dám tự nhận mình là nhân công - ngại từ nghệ nhânkiêu sang, bà Chín lí giải: “Sống với nghề này đã lâu, đã “nghiện” mùi đất, mùicao lanh khi nào không biết. Bây giờ bỏ nghề không được”. 

Không phải là những nghệ nhân chuyên vẽ vời họa tiết hoa văn,chỉ là những con người chăm lo phần thô cứng nhưng nhờ họ “lỡ nghiện” mùi đấtmà gốm sứ mới có được cái chất sắt son bên trong lớp men bóng bẩy kia.

                                                                                                  Theo: aFamily


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

5
Đang xem:
72.518.391
Tổng truy cập: