KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ: Nhọc nhằn tăng trưởng
(Ngày đăng: 02/08/2013   Lượt xem: 865)



Tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành tăng khoảng 7% so với cùng kỳ nhưng lợi nhuận của DN lại giảm trung bình 10%, sự mâu thuẫn này đang phản ánh rõ nét nội tại sản xuất còn nhiều bất cập của ngành thủ công mỹ nghệ (TCMN) Việt Nam.

Số liệu từ Hiệp hội Xuất khẩu hàng TCMN Việt Nam (Vietcraft), 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu của ngành TCMN tăng khoảng 7% so với cùng kỳ, trong đó, mặt hàng mây, tre, cói, thảm tăng 4,8%, đạt 127 triệu USD; mặt hàng gốm sứ tăng 5,9%, đạt 255 triệu USD… Như lời ông Lê Bá Ngọc, Phó Chủ tịch Vietcraft, mức tăng trưởng này có thể chấp nhận được trong bối cảnh khó khăn như hiện nay.
Thế nhưng, sự tăng trưởng này lại không phản ánh đúng thực trạng của các DN trong ngành khi lợi nhuận của DN trong những tháng đầu năm đã giảm trung bình tới 10%. Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Công ty Xuất khẩu Nga Dũng (Cụm công nghiệp Ngọc Động, Duy Tiên, Hà Nam) cho biết: Từ đầu năm tới nay đơn hàng về DN không thiếu, thậm chí có những đơn hàng có số lượng quá lớn DN không dám ký. Tuy nhiên, do nguồn nguyên liệu mây, tre trong nước rất khó khăn, phải nhập khẩu từ Trung Quốc, cộng với chi phí nhân công cao… đã đội giá thành sản phẩm trong khi giá bán lại không thể tăng khiến lợi nhuận của DN giảm đáng kể.
Cùng chung cảnh đơn hàng nhiều, lợi nhuận giảm bà Hà Thị Vinh, Tổng giám đốc Công ty TNHH gốm sứ Quang Vinh (Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội) chia sẻ: Từ đầu năm tới nay giá xăng, giá gas tăng đã đẩy giá thành sản phẩm tăng theo bởi giá gas chiếm trên 2% giá thành sản phẩm gốm sứ. Đây là điều bất lợi cho dù số lượng đơn hàng có tăng. Do đó, để tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm buộc DN phải thu hẹp lợi nhuận.
Những vấn đề các DN ngành TCMN đang gặp phải không phải là mới mà là những khó khăn cố hữu của ngành. Do tâm lý “ăn xổi”, thiếu sự đầu tư đúng mức về công nghệ sản xuất, thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao năm qua, các DN trong ngành vẫn chấp nhận làm hàng giá rẻ, lấy công làm lãi. Trước sự biến động của thị trường và “xử ép” của khách hàng các DN không thể tránh khỏi bất lợi.
Tương tự, thiếu nguyên liệu cho sản xuất cũng đang là vấn nạn của ngành TCMN Việt Nam. Nếu như khoảng 10 năm trước đây, nguồn nguyên liệu mây, tre trong nước có thể đáp ứng được nhu cầu sản xuất thì hiện nay phải nhập từ Trung Quốc, luồng phải nhập từ Lào, nguyên liệu nứa trong nước còn không nhiều và giá thành đã tăng tới gần 20%, đất làm gốm cũng phải nhập khẩu từ Hàn Quốc.
Trước những bất cập của ngành, ông Ngọc lo ngại: Các nhà nhập khẩu chuyển đơn hàng từ thị trường Trung Quốc, Ấn Độ sang Việt Nam không còn là xu hướng nữa mà đã bắt đầu trở thành hiện thực. Nhưng với nội tại sản xuất như hiện nay thì việc đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng, mẫu mã, và thời gian giao hàng sẽ khó khăn.
Để có thể tận dụng được dòng chuyển dịch này và đảm bảo cho sự phát triển lâu dài, bền vững, ông Ngọc khuyến cáo: Bên cạnh sự hỗ trợ của Bộ Công Thương về các hoạt động xúc tiến thương mại, liên kết với các thị trường xuất khẩu… thì bản thân DN cũng phải thay đổi tư duy, đầu tư cho công nghệ sản xuất, chuyển dần từ sản xuất hàng giá rẻ sang sản phẩm có hàm lượng giá trị cao.
Về phía Vietcraft, hiệp hội sẵn sàng hỗ trợ đào tạo, thiết kế mẫu mã mới cho DN, cập nhật những xu hướng tiêu dùng mới tại các thị trường. Hiệp hội cũng thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo về xu hướng sản phẩm, thiết kế mới đặc biệt là những sản phẩm xanh, sản phẩm bền vững./.
                                                                                            Theo: VEN
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

10
Đang xem:
72.519.534
Tổng truy cập: