KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Thụy Ứng - Trăn trở tìm thương hiệu
(Ngày đăng: 06/07/2013   Lượt xem: 1053)
Là làng nghề độc đáo chuyên sản xuất những sản phẩm làm từ sừng trâu, bò, thế nhưng những người làm nghề chạm sừng ở Thụy Ứng (xã Hòa Bình, huyện Thường Tín, Hà Nội) vẫn luôn đau đáu nỗi lo tìm thương hiệu.

Nghề lắm công phu

Thường Tín là một trong những huyện có nhiều làng nghề phát triển. Đến nay, toàn huyện có 44/126 làng được công nhận làng nghề của TP với gần 1,7 vạn gia đình tham gia. Trong đó có rất nhiều làng nghề nổi tiếng như: Thêu Quất Động; mây, tre đan Ninh Sở; sơn mài Hạ Thái; chạm sừng Thụy Ứng... đều có tuổi đời hàng trăm năm.

Anh Nguyễn Văn Sử giới thiệu các sản phẩm chế tác từ sừng trâu, bò

Theo ông Nguyễn Ngọc Nam - Trưởng phòng LĐTB&XH huyện Thường Tín, cả nước có hai làng nghề làm lược là Thụy Ứng và Trầm Vạc (Hưng Yên). Tuy nhiên, đến nay chỉ còn làng nghề chạm sừng Thụy Ứng là vẫn được bảo tồn và phát triển. "Trước cũng đã có thời điểm, lược sừng mất chỗ đứng vì lược nhựa vừa rẻ, vừa đa dạng mẫu ma. Người dân làng Thụy Ứng đã phải chuyển qua làm thêm nghề thuộc da, chế biến thức ăn gia súc từ xương trâu, bò...  Khi đất nước phát triển, nhu cầu sử dụng đồ có chất lượng nở rộ thì lược sừng Thụy Ứng lại lên ngôi" - ông Nam nói.

Anh Nguyễn Văn Sử (đội 7) một trong số gia đình làm nghề có quy mô và giữ nghề lâu nhất làng Thụy Ứng chia sẻ: "Hiện, xưởng sản xuất của gia đình tôi có trên 10 lao động làm nghề với mức lương trung bình từ 1,2 - 1,5 triệu đồng/người/tháng. Chủ yếu chế tác lược bằng sừng là chính, song với quy mô sản xuất lớn nên gia đình tôi cũng tận dụng sản xuất thêm các mặt hàng mỹ nghệ như: Sừng trâu, bò và các loại còng trang sức. Để làm ra một sản phẩm sừng trâu, người thợ phải thực hiện rất nhiều công đoạn: Sừng, móng tươi được thu mua về, phơi khô khoảng một tuần. Sau đó, hơ lửa hoặc luộc trong dầu sôi cho mềm. Tiếp theo, người thợ dùng máy ép thủy lực để cán sừng thành những miếng mỏng rồi cắt thành những mảnh nhỏ gọi là phôi. Từ phôi, người thợ sẽ chế tác thành các sản phẩm theo ý muốn, như lược, móc khóa, trâm cài tóc… các sản phẩm sau đó được đánh bóng và tạo màu tự nhiên".

Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, sừng còn có thể làm ra những sản phẩm tinh xảo, độc đáo hơn như các bức tranh lục bình, bộ đầu bò châu Phi… Anh Nguyễn Văn Tuệ một thợ nghề lâu năm của làng Thụy Ứng chia sẻ bí quyết: "Nghề chạm sừng cũng lắm công phu, ví như chạm cá từ sừng đòi hỏi người thợ phải kiên trì, tỷ mỉ có kinh nghiệm trong việc đục, vẽ, hơ lửa sao cho vừa để tạo màu vây cá, rồi lực đóng đinh vào sừng sao cho vừa, không bị vỡ. Một thợ giỏi phải có ít nhất 3 - 5 năm theo nghề mới cho ra những sản phẩm tinh xảo.

Nỗi buồn thương hiệu

Hiện nay, các sản phẩm chạm sừng của làng nghề Thụy Ứng đã có mặt ở hầu hết các tỉnh, thành trên cả nước. Và còn được xuất khẩu sang các quốc gia khác như: Trung Quốc, Thái Lan, AnhSingapore

Toàn xã Hòa Bình có 800 hộ dân thì có tới 65 - 70% hộ làm nghề, chủ yếu là làm mộc, chạm sừng mỹ nghệ, thu mua vải phế phẩm tái chế chăn bông… Ông Vũ Văn Đang - Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Bình cho biết: Làng nghề chạm sừng Thụy Ứng đã có lịch sử hàng trăm năm tuổi và đang phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa được công nhận làng nghề, đấy là một trong những "lực cản" để danh tiếng sản phẩm của Thụy Ứng vang xa.

Ông Đang phân tích: Trong tổng số các hộ làm nghề chạm sừng thì có khoảng 10 hộ làm nghề thu mua các loại da động vật để phục vụ việc tái chế sản phẩm từ da thú. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, đặc biệt là nguồn nước sinh hoạt. Hơn nữa, vì chưa được công nhận làng nghề nên việc đăng ký thương hiệu cho nghề chạm sừng vẫn đang là nỗi trăn trở của bà con.Để khắc phục hai vấn đề trên, vừa qua làng Thụy Ứng đã tổ chức lớp đào tạo tại chỗ nâng cao tay nghề chạm sừng mỹ nghệ cho 40 thợ nghề trong 3 tháng theo chương trình khuyến công. Đó là những tiêu chí bắt buộc cho việc công nhận làng nghề trong thời gian tới. "Về vấn đề ô nhiễm môi trường, giải pháp trước mắt là tăng cường kiểm tra, vận động các hộ làm nghề thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật cũng như sử dụng các máy móc công nghệ để đảm bảo an toàn vệ sinh khi sản xuất", ông Vũ Văn Đang cho biết.

                                                                                Theo: KT & ĐT

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

26
Đang xem:
72.520.228
Tổng truy cập: