KINH TẾ - KHỞI NGHIỆP - XÚC TIẾN THƯƠNG MẠI
Hôm nay (1-7), khai mạc Đại hội VI Hội Nông dân Việt Nam: Để bức tranh nông nghiệp, nông thôn tươi sáng hơn.
(Ngày đăng: 01/07/2013   Lượt xem: 545)
Là nước có nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, xuất khẩu trong các lĩnh vực nông nghiệp như nông lâm, thủy sản thường đạt kim ngạch cao, song nghịch lý là người nông dân lại không thể sống dựa vào chính những sản phẩm nông nghiệp do mình làm ra. Làm sao để bức tranh nông nghiệp, nông thôn tươi sáng hơn? Ông Nguyễn Duy Lượng – Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam đã có cuộc trò chuyện với Đại Đoàn Kết xung quanh nội dung này.



Quanh năm bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, 
đời sống của người nông dân vẫn vất vả 
Ảnh: Hoàng Long 

Ông có thể khái quát về bức tranh nông thôn hiện nay, đặc biệt là những khó khăn mà người nông dân đang phải đối diện?

Ông Nguyễn Duy Lượng: Nếu nhìn từ thời điểm năm 2008 đến nay, dù kinh tế thế giới khủng hoảng và có nhiều biến động ảnh hưởng lớn đến kinh tế  Việt Nam, đặc biệt, các lĩnh vực kinh tế công nghiệp, du lịch, dịch vụ… đều gặp khó khăn nhưng riêng lĩnh vực nông nghiệp vẫn phát triển khá ổn định, xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thủy sản vẫn đạt kim ngạch cao. Nói nông nghiệp là bệ đỡ cho nền kinh tế Việt Nam hoàn toàn không sai. Thế nhưng, nghịch lý là, người nông dân lại vẫn đang là đối tượng có cuộc sống thiếu ổn định nhất, thu nhập thấp nhất. Họ không thể sống dựa vào những sản phẩm do chính đôi tay họ làm ra. Nghịch lý này đã tồn tại nhiều năm qua và nó khiến bức tranh nông nghiệp, nông thôn, nông dân chứa những gam màu ảm đạm. Qua nghiên cứu, chúng tôi thấy, người nông dân đang rất bức xúc 9 nhóm vấn đề: Thứ nhất là về giá cả đầu vào cho sản xuất nông nghiệp (chăn nuôi, trồng trọt…). Thứ hai là chính sách về đất đai. Thời gian qua, việc thu hồi đất, chuyển đổi đất nông nghiệp sang đất đô thị gây những ảnh hưởng rất lớn tới đất sản xuất của nông dân. Thứ ba là về môi trường, Việt Nam hiện có 3000 làng nghề, việc ô nhiễm nước, ô nhiễm đất do hoạt động sản xuất của các làng nghề cũng đang gây ra nhiều bất ổn về sức khỏe cho nông dân. Thứ 4 là bức xúc liên quan đến các vấn đề khiếu nại, tố cáo. Ngoài ra, nhóm vấn đề về giáo dục, y tế, an toàn thực phẩm... cũng có nhiều bất cập. 



Ông Nguyễn Duy Lượng

Tại buổi Hội thảo công bố "Bức tranh nông thôn, nông dân Việt Nam nhìn từ cuộc điều tra tiếp cận nguồn lực hộ gia đình” vừa qua, có thể nói yếu tố gây sốc nhất ở nghiên cứu này chính là thu nhập của nông dân quá thấp (khi họ chỉ tích lũy được 5-8 triệu đồng/năm – PV). Ông đánh giá thế nào về mức sống, mức thu nhập của người nông dân hiện nay?

- Bàn về lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nông dân, việc trước tiên cần bàn đến chính là thu nhập của người nông dân cũng như làm sao để ổn định mức sống của nông dân. Đảng và Nhà nước đã và đang thực hiện chủ trương xây dựng nông thôn mới và đặt ra 19 tiêu chí phải hoàn thành. Song, trong số 19 tiêu chí này, tiêu chí thu nhập là tiêu chí khó hoàn thành nhất ở các địa phương. Xu hướng hiện nay ta nhận thấy rất rõ và nghiên cứu của Viện Chính sách và chiến lược phát triển cũng chỉ ra rằng thu nhập của nông dân ngày một thấp hơn. Lý do là bởi tổ chức sản xuất đối với từng vùng nông thôn, từng xã chưa được cụ thể, chưa thuyết phục. Đơn cử như, hiện nay Đồng bằng sông Cửu Long là  vùng xuất khẩu 90% gạo của cả nước, nhưng người nông dân trồng lúa lại không sống được bằng cây lúa. Nhìn chung, tất cả các vấn đề liên quan đến nông nghiệp hiện nay đều gặp khó khăn, từ trồng trọt, đến chăn nuôi, thủy sản… vì giá đầu vào thì tăng, đầu ra lại giảm, hoặc ngành thủy sản người dân cũng đang rất chật vật vì vấn đề giá cả. Chúng ta đã từng chứng kiến cảnh hàng loạt nông hộ nuôi cá tra, tôm phải treo ao vì giá xuất khẩu giảm… đó còn chưa kể đến những rủi ro về thiên tai, địch họa, có thể ập đến bất cứ lúc nào. Một trận lũ là có thể cuốn trôi công sức người nông dân vun trồng cây lúa, nuôi thả con tôm, con cá nhiều tháng trời, một trận dịch bệnh có thể cướp đi cả trăm con lợn, ngàn con gà mà họ dày công chăn nuôi cả  tháng… Chúng ta đều nhìn thấy những khó khăn đó của người nông dân và đó là lý do vì sao thu nhập của người nông dân bấp bênh đến thế, cuộc sống của họ vì thế cũng khó ổn định. Song, hiện những giải pháp đưa ra vẫn chưa thực sự hữu hiệu để giúp thu nhập của người nông dân được nâng lên, ổn định hơn.



Vất vả, nhưng cuộc sống của người nông dân vẫn thiếu ổn định

Vậy, Hội Nông dân thời gian qua đã có những hỗ trợ gì cho nông dân? Và với vai trò của mình, Hội đã có những đề xuất gì để đóng góp cho chính sách hỗ trợ nông dân được hiệu quả hơn, thiết thực hơn, thưa ông?

- Chúng tôi cũng đã có những nghiên cứu, xem xét, đánh giá về các vấn đề liên quan đến thu nhập cũng như đời sống của người nông dân nói chung và đặc biệt đối với những hộ nông dân ở khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa đang gặp khó khăn hiện nay và đang tiến hành phân loại để có những giải pháp hỗ trợ phù hợp. Tôi lấy ví dụ, có những vùng nông thôn hiện giờ chỉ có người già, phụ nữ và trẻ em sinh sống còn lớp thanh niên đã di cư đi nơi khác. Nhưng hầu hết người nông dân di cư do không có trình độ, học vấn chỉ  làm những nghề rất bấp bênh như lái xe ôm, thợ nề, thợ xây… Bởi vậy, vấn đề chúng ta cần làm ở đây là đào tạo nghề cho thanh niên nông thôn thế nào để họ có thể kiếm sống ở ngay trên chính mảnh đất mình sinh ra. Tháng 6 vừa qua, Hội Nông dân đã mở hai lớp dạy nghề ở Quảng Trị và Hà Tĩnh, mỗi lớp thu hút khoảng 70 – 80 học viên. Tại các lớp học này, có cả các chủ trang trại cũng tham gia học và chính những người tham gia lớp học này sẽ hướng dẫn lại những người tại địa phương họ cư trú. Và như vậy, người này hướng dẫn cho người kia. Đó cũng là một giải pháp tôi cho là hiệu quả để người nông dân có được một nghề ổn định, từ đó mới có cuộc sống ổn định, không phải tính chuyện di cư, kiếm sống nơi khác.

Bên cạnh đó, đối với các cấp hội, chúng tôi thường xuyên tìm hiểu và xác định từng vấn đề khó khăn của nông dân để từ đó xác định các dịch vụ hỗ trợ, tư vấn cho nông dân,  ví dụ áp dụng khoa học công nghệ như thế nào, tư vấn dậy nghề ra sao… Đặc biệt là vấn đề về vốn, hiện nay, người nông dân đang rất đói vốn để sản xuất. Trên thực tế, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ vốn cho nông dân nhưng chưa nhiều, nhiều cơ chế chính sách chưa phù hợp với nông nghiệp, nông thôn.

Với vai trò của mình, tại Đại hội nông dân lần này, chúng tôi sẽ tiếp thu ý kiến của các cấp hội về tất cả những vấn đề vướng mắc nói trên để kiến nghị lên Chính phủ, để làm sao mang lại những giải pháp hỗ trợ tốt nhất, hiệu quả nhất nhằm nâng cao mức thu nhập cũng như giúp nông dân – 70% dân số của cả nước có được một mức sống thật ổn định. Chỉ khi thu nhập người nông dân ổn định, mới hy vọng kinh tế nông nghiệp được phát triển một cách mạnh mẽ và bền lâu.

                                                                                                           Theo: Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

4
Đang xem:
72.520.499
Tổng truy cập: