HỌC NGHỀ- TRUYỀN NGHỀ - KHÔI PHỤC NGHỀ-KINH NGHIỆM NGHỀ
Dạy nghề cần được đầu tư, ưu tiên nhiều hơn
(Ngày đăng: 07/06/2013   Lượt xem: 609)
Sau hơn 5 năm triển khai Luật Dạy nghề, đến nay công tác đào tạo nghề đã góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong quá trình CNH-HĐH đất nước. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đào tạo nghề của nước ta trong những năm vừa qua vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như yêu cầu thị trường lao động trong nước. Việc quản lý phát triển dạy nghề hiện nay vẫn còn nhiều bất cập, nhất là tình trạng mất cân đối trong cơ cấu trình độ và ngành nghề đào tạo chậm được khắc phục, vẫn còn tình trạng “thừa thầy, thiếu thợ” mà nguyên nhân cơ bản là công tác phân luồng và hướng nghiệp chưa mang lại hiệu quả cao.

Bà Nguyễn Thị Hằng và ông Lê Như Tiến, Phó chủ nhiệm Ủy ban VH,GD, TN,TH & ND  thăm xưởng dạy nghề hàn tại Trường Trung cấp nghề Kinh tế kỹ thuật Bắc Ninh

Đi ngược mục tiêu

Trong Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011- 2020 đặt mục tiêu đến năm 2020, dạy nghề đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động cả về số lượng, chất lượng, cơ cấu nghề và trình độ đào tạo; chất lượng đào tạo của một số nghề đạt trình độ các nước phát triển trong khu vực… Như vậy, đến năm 2020, nước ta cần có một lực lượng lao động lớn có tay nghề để đáp ứng cho mục tiêu này. Tuy nhiên, theo nhận định của nguyên Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Hội dạy nghề Việt Nam Nguyễn Thị Hằng thì hiện nay chúng ta đang đi ngược mục tiêu, trong khi cần một lượng lao động có tay nghề thì lại thiếu. Nguyên nhân chủ yếu là do chính sách, bởi vì hiện nay chính sách tiền lương cho người lao động chưa được đãi ngộ. Trong khi các trường cao đẳng, đại học được Nhà nước trợ cấp kinh phí bảo đảm chỗ ăn, ở cho sinh viên, thì các trường dạy nghề chỉ được hỗ trợ một phần rất nhỏ. Bà Nguyễn Thị Hằng cho rằng, khi kinh tế hội nhập, đào tạo nghề không hội nhập thì mất thế ngay tại thị trường trong nước. Do vậy, sửa đổi Luật Dạy nghề là một chế định để toàn dân thực hiện theo…

Cũng là một trong những bức xúc trong việc đào tạo nghề phải kể đến là trong khi các trường cao đẳng, đại học được Nhà nước hỗ trợ chi thường xuyên, trong khi công tác dạy nghề chi phí tốn kém hơn, trong đó khoảng 70 - 80% cho việc thực hành thì lại đầu tư không đáng kể. Theo bà Hằng, vấn đề này là trong luật pháp, tâm lý và nhận thức về nghề chưa được làm rõ. Ngay từ bây giờ, dạy nghề phải được đầu tư, ưu tiên hơn. Bên cạnh đó, một thực trạng trong đào tạo tuyển sinh đó là quá trình tuyển sinh cao đẳng, đại học kéo dài 5 tháng liền như vậy đã hết học sinh học nghề. Theo nhận định của Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ, kiêm Phó chủ tịch Hội nghề Việt Nam Lê Như Tiến, thì quá trình này đã “tận thu” không còn lọt học sinh đi học nghề.  

Dẫn chứng từ trường Trung cấp nghề Kinh tế kỹ thuật Bắc Ninh cho thấy, với cơ ngơi khang trang của trường ít ai nghĩ phần kinh phí Nhà nước hỗ trợ hạn chế, nhưng thực tế chủ yếu là do trường tự đầu tư. Ông Hoàng Văn Hằng, hiệu trưởng nhà trường bộc bạch: nhà trường phải lấy ngắn nuôi dài, công đoàn trường đã phải tự bươn chải để bù đắp xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị học tập. Trong năm 2012, trường không đủ chỉ tiêu tuyển sinh. Tuy nhiên, để mọi đối tượng có thể học nghề, trường đã linh hoạt khai giảng thêm lớp học trong nhiều thời điểm…

Dạy nghề cần được ưu tiên

Phân tích công tác đào tạo nghề trong thời gian vừa qua, bà Nguyễn Thị Hằng cho rằng, bất cập ngay từ ở chính sách. Do vậy, cần phải tháo gỡ từ chính sách, trong đó phải nêu rõ trách nhiệm của các bộ, ngành và vai trò của các tổ chức chính trị, xã hội… Trước thực trạng thị trường lao động của nước ta chủ yếu là lao động phổ thông thì đây chính là thế yếu. Bởi nước ngoài mang công nghệ vào Việt Nam, mà chúng ta không có tay nghề là thua ngay trên sân nhà. Nếu khẳng định nghề là ưu tiên trong sự nghiệp CNH- HĐH đất nước thì lao động phải có tay nghề chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Do đó, đã đến lúc cần sửa đổi Luật Dạy nghề và các quy định liên quan nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về dạy nghề phù hợp với điều kiện phát triển KT- XH hiện nay của đất nước. Theo ông Lê Như Tiến, để đào tạo nghề đáp ứng được sự nghiệp công nghiệp hóa, ngay từ khi học sinh ngồi trên ghế nhà trường cần phân luồng học sinh tốt nghiệp THCS và THPT vào học nghề, trên cơ sở cơ cấu lại hệ thống giáo dục nghề nghiệp và tăng cường đầu tư; nâng cao chất lượng cơ sở đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của xã hội. 

Luật Dạy nghề là hành lang pháp lý để đào tạo nghề cất cánh. Sửa đổi Luật Dạy nghề trong năm 2013 sẽ tạo điều kiện cho công tác dạy nghề phát triển, không chỉ bằng chính sách mà bằng cả đầu tư thích hợp, tương thích với sự ưu tiên của Nhà nước trong quá trình CNH- HĐH đất nước. Cũng theo ông Lê Như Tiến, dự báo các cơ quan hành chính sẽ thu hẹp, giảm biên chế và như vậy nhu cầu đào tạo nghề và thị trường cần những lao động có tay nghề sẽ là đòi hỏi cấp thiết trong thời gian tới. 

                                                                             Theo: Đại Biểu Nhân Dân

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

14
Đang xem:
72.496.078
Tổng truy cập: