HỌC NGHỀ- TRUYỀN NGHỀ - KHÔI PHỤC NGHỀ-KINH NGHIỆM NGHỀ
(24)- Trải nghiệm nghệ thuật thêu truyền thống của người Xá Phó (Lào Cai)
(Ngày đăng: 25/09/2023   Lượt xem: 99)

Những bộ trang phục của người dân tộc Xá Phó (tỉnh Lào Cai) được hình thành đặc biệt, là sự kết hợp giữa chiếc áo ngắn hở lưng chui đầu, cổ khoét hình vuông và chân váy dài đã tạo ra nét độc đáo về thẩm mỹ, khó lẫn lộn với bất cứ dân tộc nào trong cộng đồng người Việt.

Ngày 23/9 tại Craft Link, 51 Văn Miếu, quận Đống Đa, Hà Nội, đã diễn ra hoạt động giới thiệu, trình diễn kỹ năng thêu truyền thống của nhóm dân tộc Xá Phó đến từ thôn Nậm Kéng, xã Liên Minh, huyện Sa Pa, Lào Cai.          

Trong kỹ năng thêu, điểm tương đồng với nhiều nhóm dân tộc thiểu số khác là người Xá Phó ở xã Liên Minh, Sa Pa, Lào Cai thêu trên nền vải nhuộm đen truyền thống với các hoạ tiết lấy cảm hứng từ thiên nhiên như các hình cây thông, ngọn núi, ngôi sao, cánh bướm…
trai nghiem nghe thuat theu truyen thong cua nguoi xa pho lao cai hinh 1

Các nghệ nhân thêu người Xá Phó đang hướng dẫn các du khách thêu vải truyền thống.

Nhưng người Xá Phó có một điểm rất đặc biệt là khi thêu họ không chỉ dùng chỉ mà còn dùng các hạt cườm tự nhiên để trang trí thành các hoạ tiết rất đặc sắc và đẹp mắt trên trang phục. Hạt cườm này chính là hạt của 1 loại cây dạng cỏ hay mọc quanh nhà họ. Điều đặc biệt nữa là trong khi các nhóm dân tộc khác thường thêu trang trí chủ yếu cổ áo, thắt lưng hoặc chân váy thì phụ nữ Xá Phó thêu trang trí gần kín cả bộ trang phục: Toàn bộ phần áo thêu chỉ chừa lại cánh tay, phần váy thì thêu kín toàn bộ.

Bộ trang phục truyền thống của phụ nữ Xá Phó gồm có 2 phần chính là áo và chân váy. Cổ áo thường khoét hình vuông, thân áo được chia làm hai mảng, mảng trên (từ cổ đến ngang ngực) được đính hạt cườm thành các hình hoa văn đối xứng chạy dài xuống thân áo.

Mảng dưới chủ yếu là thêu hoa văn hình cánh bướm, hình mái che và hoa văn zic zắc. Phần chân váy cũng được trang trí những hoa văn như trên áo, ngoài ra còn kết hợp với hình cây thông, hình ngọn núi, hình ngôi sao… với các gam mầu chủ yếu là vàng, xanh và đỏ. Những hoa văn này mang ý nghĩa gắn liền với đời sống sinh hoạt hàng ngày của người Xá Phó. Chiếc thắt lưng bằng vải màu trắng có thêu viền hai mép dùng để cuốn quanh cạp váy và cũng là vật trang trí cho bộ trang phục.

Từ năm 2013, Craft Link đã phối hợp với Hội Phụ nữ tỉnh Lào Cai thực hiện dự án “Nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống kinh tế bền vững và giữ gìn truyền thống văn hóa cho cộng đồng nhóm Xá Phó thôn Nậm Kéng, xã Nậm Sài, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai”.

Trong 2 năm qua, Craft Link đã tiến hành tập huấn khôi phục lại kỹ năng thêu truyền thống và khâu tay hoàn thiện sản phẩm, nâng cao năng lực quản lý, hỗ trợ tiếp thị sản phẩm cho nhóm thêu Xá Phó để góp phần xóa đói giảm nghèo cho người dân nơi đây.

Người Xá Phó hay còn gọi là người Phù Lá, là một dân tộc ít người thuộc 54 dân tộc của Việt Nam. Họ cư trú một phần tại thôn Nậm Kéng, xã Liên Minh, huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai. Tuy chỉ cách thị trấn Sa Pa 30km về phía Nam nhưng nơi đây lại là vùng đất thấp, hẻo lánh, quanh năm khô cằn vì thiếu nước, do đó đời sống kinh tế của người dân vô cùng khó khăn. Một năm họ chỉ trồng duy nhất một vụ lúa với các cây xen canh ưa khí hậu khô như ngô, khoai, sắn và chăn nuôi các loại gia súc như lợn, dê, gà để phục vụ cho cuộc sống hàng ngày  
                              Theo: congluan.vn


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

6
Đang xem:
72.495.806
Tổng truy cập: