HỌC NGHỀ- TRUYỀN NGHỀ - KHÔI PHỤC NGHỀ-KINH NGHIỆM NGHỀ
Nghề về thôn bản ...
(Ngày đăng: 04/01/2013   Lượt xem: 1185)
Dạy nghề, việc làm cho lao động, đặc biệt là lao động ở nông thôn là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Đây là một chính sách lâu dài tổ chức thực hiện công phu ở khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước. Điều kiện thực tế có thể mỗi địa phương đã tìm cách tháo gỡ khó khăn thúc đẩy công tác dạy nghề đi đúng hướng, sát với thực tiễn cơ sở và tạo được việc làm, thu nhập cho người dân. Hòa Bình cũng là một tỉnh như vậy, là tỉnh miền núi còn nhiều khó khăn và công tác dạy nghề, tạo việc làm được các cấp chính quyền hết sức quan tâm, được trung ương trợ giúp.

Các học viên tại Trung tâm dạy nghề tư thục Long Thành tỉnh Hòa Bình

Ảnh: Hoa Lê

Hòa Bình hiện có 36 cơ sở dạy nghề, trong đó 35 cơ sở đã được kiểm tra cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động dạy nghề. Mặc dù công tác đào tạo nghề của tỉnh còn nhiều khó khăn, nhất là trong thời  kỳ suy giảm kinh tế và đối với một tỉnh miền núi. Không khoanh tay trước khó khăn, các cơ sở dạy nghề của tỉnh, của các doanh nghiệp tìm hướng đi riêng của mình, thiết thực, hiệu quả, hướng về nguồn lao động thật đáng trân trọng. Có những điển hình như mô hình đào tạo nghề tới tận thôn bản của Trung tâm dạy nghề huyện Tân Lạc.

Với phương châm giúp đỡ “cho anh cần câu chứ không cho anh con cá”, Trung tâm dạy nghề huyện Tân Lạc, Hòa Bình đã triển khai nhiều chương trình dạy nghề cho người lao động trong huyện. Do điều kiện còn khó khăn nên người lao động không thể đến Trung tâm để tham gia học tập. Trung tâm đã lựa chọn ngành nghề và triển khai đưa các chương trình dạy nghề về tận bản, tận làng. Điển hình là lớp diệt thổ cẩm với 32 học viên được tổ chức tại xóm Nhót, xã Thanh Hối. Những người phụ nữ Mường hay Kinh, sau những ngày lao động ở gia đình đã tích cực đến lớp để học nghề, để giao lưu trao đổi kinh nghiệm cuộc sống và cả sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Sau 2 tháng học được sự giúp đỡ tận tình, tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, địa điểm học tập cho giáo viên và học viên của cấp ủy Đảng, chính quyền và các ban ngành đoàn thể, lớp đã tổ chức bế giảng với 6 học viên đạt chứng chỉ nghề loại giỏi, 19 học viên đạt loại khá và 7 học viên đạt loại trung bình. Sau khóa học, các học viên đã được trang bị kiến thức cơ bản của nghề dệt thổ cẩm, để mỗi học viên đều có khả năng tìm được việc làm, tự tạo được việc làm tăng thu nhập cho bản thân và gia đình; qua đó góp phần xóa đói giảm nghèo, phần cải thiện đời sống, phát triển kinh tế gia đình, địa phương. 


Dệt thổ cẩm tại nhà của học viên xóm Nhót, xã Thanh Hối, Tân Lạc, Hòa Bình
                                                                                                                          Ảnh: Hoa Lê

Dạy nghề gắn với lao động việc làm, thu nhập của người dân nhưng cần phù hợp với nét văn hóa trong địa phương. Nghề dệt thổ cẩm có từ rất lâu đời và là một nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Mường. Đây cũng là một sự lựa chọn trong chương trình dạy nghề thắt chặt giữa khôi phục và phát triển nghề dệt thổ cẩm có ý nghĩa rất quan trọng, không những bảo tồn giá trị văn hóa, mà còn góp phần xóa đói giảm nghèo cho bà con dân tộc thiểu số. Với lớp dệt thổ cẩm được tổ chức ở xã Thanh Hối các học viên đã được giáo viên là cán bộ trung tâm dạy nghề huyện hướng dẫn và truyền kỹ thuật và thực hành dệt các sản phẩm như vỏ chăn, cạp váy, áo thổ cẩm, gối… Ngoài việc tạo thêm nghề phụ cho chị em phụ nữ lúc nông nhàn, khóa học còn khơi dậy nét dẹp sinh hoạt văn hóa và nghề dệt truyền thống của dân tộc Mường. Tuy thu nhập không cao, nhưng tranh thủ được thời gian rảnh rỗi và cái cốt cách trang phục truyền thống là giữ được làng nghề truyền thống, với các sản phẩm chủ yếu là vải thổ cẩm truyền thống, trang phục phụ nữ, túi, cặp sách... được may từ vải thổ cẩm truyền thống dân tộc Mường với chất liệu tự nhiên, thân thiện với môi trường, màu sắc rực rỡ, tươi trẻ, vừa mang tính hiện đại vừa giữ được bản chất truyền thống của thổ cẩm. Dạy nghề, duy trì và phát triển nghề  luôn là điều khó khăn. Và để bà con sống được bằng nghề, có thu nhập từ nghề lại càng khó khăn hơn. Sự vào cuộc của người lao động và sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, bà con sẽ phát triển thêm sản phẩm mới, mở rộng thị trường, tạo thêm việc làm và thu nhập cho xã viên và người lao động chủ yếu là bà con dân tộc ít người, góp phần xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới. 


Bế giảng lớp dệt thổ cẩm tại xóm Nhót, xã Thanh Hối, huyện Tân Lạc, Hòa Bình
                                                                                                                          Ảnh: Hoa Lê

Cùng với lớp dạy nghề dệt, trung tâm còn mở lớp dạy nghề sửa chữa, may công nghiệp, hay các chương trình dạy nghề khác phù hợp với nhu cầu lao động của địa phương ở từng thời điểm. Những người có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, những người khuyết tật cần được hỗ trợ để học nghề và có việc làm phù hợp, tăng thêm thu nhập góp phần ổn định cuộc sống, xoá đói giảm nghèo, giảm bớt gánh nặng cho gia đình, trở thành người có ích cho xã hội. Tới thăm một trung tâm dạy nghề nữa, Trung tâm dạy nghề tư thục Long Thành – Trung tâm dạy nghề dành riêng cho người khuyết tật, đã và đang thực hiện các dự án dạy nghề cho lao động nông thôn, người khuyết tật, chất độc da cam trong tỉnh. Trung tâm mở các lớp dạy nghề cho trẻ em khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, lao động nông thôn. Sau khi học xong, Trung tâm đã tạo điều kiện cho các học viên có việc làm ổn định tại các công ty trong và ngoài tỉnh. Cũng có nhiều học viên sau khi kết thúc khóa học đã ở lại gắn bó với Trung tâm. Với tay nghề rất tốt, may được các mặt hàng quần áo nội địa và xuất khẩu; công việc ổn định, hiệu quả thông qua các hợp đồng dài hạn mà trung tâm ký với các công ty, cùng với tiền lương hàng tháng, nhiều học viên không những có thể tự lập mà còn giúp đỡ được cho gia đình. Những trung tâm như thế không chỉ giúp đào tạo nghề, giải quyết việc làm mà còn góp phần giải quyết những vấn đề xã hội trong điều kiện kinh tế của tỉnh, của đất nước còn khó khăn.

Hiện nay, Trung tâm có 50 lao động là người khuyết tật với các dị tật như: câm điếc, chất độc da cam, lùn, phát triển không bình thường, cụt chân, dị tật chân tay, dị tật mặt đang làm việc trong tổ sản xuất hàng may mặc của Trung tâm, với mức thu nhập hàng tháng 1.000.000đ - 2.000.000đ/ tháng; ngoài ra, hàng tháng Trung tâm còn hỗ trợ 200.000đ/người/tháng và điện nước nhà ở. Trung tâm cũng đã tiến hành xây dựng 10 gian nhà ở và khu bếp ăn cho các học viên, ký hợp đồng dài hạn về việc sản xuất hàng may mặc với các công ty để ổn định việc làm cho các học viên. Bên cạnh đó, để tạo việc làm ổn định và phù hợp với ngành nghề mà Trung tâm đang hoạt động, Trung tâm đã và đang mở rộng thêm một số ngành nghề và xưởng sản xuất.

Hy vọng sự giúp đỡ, tạo điều kiện của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Trung tâm sẽ dạy nghề và tạo việc làm cho nhiều đối tượng là người tàn tật hơn nữa, góp phần giúp các em khuyết tật trở thành người có ích cho xã hội, giảm bớt gánh nặng cho gia đình.

Dạy nghề, việc làm, thu nhập sẽ thành công với sự bền bỉ, năng động, sáng tạo của địa phương, sự hỗ trợ kịp thời của trung ương và ý chí vùng lên mạnh mẽ của người lao động. Hòa Bình sẽ là một tỉnh như vậy.

                                                                                                 Theo: Đại Biểu Nhân Dân
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

3
Đang xem:
72.520.519
Tổng truy cập: