HỌC NGHỀ- TRUYỀN NGHỀ - KHÔI PHỤC NGHỀ-KINH NGHIỆM NGHỀ
Liên Hà khởi sắc từ nghề truyền thống
(Ngày đăng: 29/11/2012   Lượt xem: 2731)

 

Với hàng trăm xưởng sản xuất lớn, nhỏ đang hoạt động cung cấp sản phẩm giường, tủ, bàn ghế… cho thị trường cả nước, nghề mộc đã và đang đem lại cuộc sống ấm no, sung túc cho người dân xã Liên Hà - huyện Đan Phượng - Hà Nội.

Lien-Ha.jpg 

Xã Liên Hà có 3 thôn Thượng, Đoài, Quý thì cả 3 đều làm nghề mộc, thu hút hơn 1.000 hộ tham gia. Trong đó, hơn 20 hộ đã thành lập công ty, doanh nghiệp, còn lại là các hộ sản xuất. Theo ông Nguyễn Tiến Dưỡng, Phó Ban quản lý làng nghề của xã, ở Liên Hà, các hộ sản xuất rất “chịu khó” đầu tư máy móc, thiết bị, có những xưởng lớn được đầu tư lên tới vài tỷ đồng, còn những hộ sản xuất nhỏ cũng đầu tư từ vài chục đến cả trăm triệu đồng. Hiện nay, rất nhiều cửa hàng buôn bán đồ gỗ trên đường La Thành (Hà Nội) là của người Liên Hà. Không riêng Hà Nội, người Liên Hà còn “đổ hàng” khắp cả nước từ Quảng Ninh, Thanh Hóa… vào đến cả Khánh Hòa, TP.HCM…

Cùng với sự nở rộ về quy mô, nghề mộc ở Liên Hà đã thu hút hầu hết lao động chính trong xã. Những người biết làm nghề, có sức khỏe thì vận hành máy xẻ gỗ, người có tay nghề cao phụ trách những công việc kỹ thuật, người không biết làm thì vận chuyển hàng, sức khỏe yếu hơn như phụ nữ, người lớn tuổi thì đánh giấy ráp, thu gom phế liệu, mùn cưa đem bán… Cũng theo ông Nguyễn Tiến Dưỡng, riêng điểm công nghiệp làng nghề Liên Hà chỉ vỏn vẹn có 9,6 ha nhưng đã tạo việc làm cho hàng nghìn lao động, trong đó có khoảng 300 lao động là người ngoại tỉnh.

Bà Thu Hà, chủ một cơ sở sản xuất đồ gỗ cho biết, mặc dù đã thu hút hầu hết lao động chính trong xã và những xã xung quanh như Liên Hồng, Liên Trung…, nhưng vào thời gian cao điểm như những tháng cuối năm, tình trạng thiếu lao động thường xuyên xảy ra tại các xưởng sản xuất. Để giữ thợ, các xưởng phải trả lương khá cao cho người lao động. Đơn cử như tại xưởng của gia đình bà, với 25 lao động thường xuyên và thời vụ, bà phải trả từ 3-5 triệu đồng/người/tháng tùy theo tay nghề và công việc.

Theo bà Lê Thị Tuyết, Phó Chủ tịch UBND xã Liên Hà, khoảng 10 năm trở lại đây, làng nghề của xã đã có bước phát triển vượt bậc, chiếm vị trí chủ đạo, nông nghiệp chỉ chiếm 7,3% trong cơ cấu kinh tế. Để hỗ trợ làng nghề, từ năm 2000, Đảng ủy xã đã ra nghị quyết về phát triển kinh tế làng nghề. Năm 2011, 266 hộ làm nghề đã chuyển ra điểm sản xuất tập trung rộng 9,6ha.

Tuy vậy, trăn trở lớn nhất của người Liên Hà hiện nay không phải là thiếu đầu ra mà là mặt bằng sản xuất quá chật hẹp, trung bình mỗi hộ từ 150-300m2 nên chưa có điều kiện mở rộng sản xuất. Vì vậy, mong muốn của các DN, hộ làm nghề và chính quyền địa phương là được mở rộng quy mô các điểm sản xuất tập trung để đưa các hộ sản xuất trong làng ra xây dựng nhà xưởng và phát triển sản xuất, góp phần giảm ô nhiễm môi trường.

Cũng theo bà Lê Thị Tuyết, do còn khoảng 50% số hộ sản xuất trong khu dân cư chưa được bố trí mặt bằng sản xuất, nên nhiều hộ đã "nhảy dù" chiếm dụng chân đê, mặt đê để tập kết nguyên liệu sản xuất. "Năm nào chúng tôi cũng phải ra quân vài lần để giải tỏa nhưng rất khó vì chỉ một thời gian các hộ lại tiếp tục vi phạm. Hy vọng trong thời gian tới, chính quyền các cấp quan tâm quy hoạch để chuyển đổi những diện tích đất nông nghiệp sản xuất kém hiệu quả sang phục vụ phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề, nâng cao đời sống người dân”./.

Theo VEN

 

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

3
Đang xem:
72.520.608
Tổng truy cập: