HỌC NGHỀ- TRUYỀN NGHỀ - KHÔI PHỤC NGHỀ-KINH NGHIỆM NGHỀ
(67)- Khôi phục nghề đan đệm bàng ở thị trấn Ba Chúc từ tổ hợp tác
(Ngày đăng: 23/09/2020   Lượt xem: 378)

Các làng nghề truyền thống luôn có một chỗ đứng nhất định tại các địa phương, nó không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho người dân mà còn tạo nên một nét đẹp văn hóa mang tính đặc trưng vùng, miền. Để nâng cao tính cạnh tranh, duy trì và phát triển, hiện các làng nghề đã dần chuyển sang mô hình tổ hợp tác. Phát triển tổ hợp tác từ làng nghề tuy còn gặp những khó khăn, vướng mắc trong nhận thức, cách làm, chính sách, song, đây là hướng đi phù hợp cho các ngành nghề truyền thống, cần được nghiên cứu, triển khai và nhân rộng.

Thị trấn Ba Chúc huyện Tri Tôn có ngành nghề truyền thống như bánh phồng mì, se nhang và đan đệm bàng … Trong đó, nghề đan đệm bàng ở thị trấn Ba Chúc có từ rất lâu. Nghề này trước đây rất phát triển, gần như nhà nhà đều đan đệm bàng. Tuy nhiên với quá trình đô thị hóa, đời sống ngày càng cao, nghề đan đệm bàng giảm dần, toàn thị trấn hiện còn khoảng hơn 20 hộ gắn bó với nghề, chủ yếu là lao động nữ.

Bà Trương Thanh Thuy Chủ tịch Hội phụ nữ thị trấn Ba Chúc cho biết: Nghề đan đệm bàng trước đây rất phát triển, gần như nhà nào cũng có làm. Nhưng khi vài năm sau này, với quá trình đô thị hóa, đời sống ngày càng cao, nghề đan đệm bàng giảm dần, toàn thị trấn hiện còn khoảng hơn hai chục hộ gắn bó với nghề, chủ yếu là lao động nữ.

Nhằm giúp chị em phụ nữ có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, trong những năm qua Hội LHPN các cấp triển khai nhiều hoạt động có tính thiết thực. Trong đó, mô hình Tổ hợp tác (THT) đã góp phần quan trọng tạo việc làm và tăng thu nhập cho hội viên, nhất là phụ nữ nông thôn. Từ chỗ sản xuất manh mún, nhỏ lẽ, khi tham gia tổ hợp tác, hiệu qủa sản xuất, kinh doanh và thu nhập của hội viên, phụ nữ được nâng lên đáng kể. Bên cạnh đó, thông qua tổ hợp tác ngành nghề truyền thống luôn có một chỗ đứng nhất định tại các địa phương, nó không chỉ góp phần nâng cao thu nhập cho của người dân mà còn tạo nên một nét đẹp văn hóa mang tính đặc trưng vùng, miền. Để nâng cao tính cạnh tranh, duy trì và phát triển, từ đó nghề đan đệm bàng ở thị trấn Ba Chúc đi vào tổ hợp tác.

Trước đây nhiều hộ gia đình tại các ngành nghề truyền thống thường có tâm lý giữ nghề, truyền nghề riêng cho người trong gia đình, dòng họ để tránh bị “mất nghề” thì nay quan niệm đã thay đổi. Họ đã chủ động truyền nghề lại cho thế hệ trẻ nhằm giúp làng nghề của họ tránh mai một và ngày càng phát triển hơn.

Từ đó, để khôi phục nghề truyền thống tại địa phương, nay bằng tất cả tâm huyết của người dân Ba Chúc mong muốn những sản phẩm này ngày càng được nhiều người yêu mến, sử dụng không những phục vụ tại địa phương mà đưa sản phẫm đi xa hơn. Do đặc điểm của chất liệu cây bàng là “ mát về mùa hè và ấm về mùa đông” nên đệm bàng còn được dùng làm chăn đắp trong mùa lạnh. Bàng cũng là chất vừa hút ẩm lại vừa thoát nước dễ dàng, nên dùng làm bao bì đựng các mặt hàng nông lâm hải sản như lúa, ngô, khoai, sắn, dược liệu, cá, muối … Đặc biệt, với điều kiện xã hội phát triển hiện nay thì giỏ bàng luôn là sản phẫm thân thiện đảm bảo môi trường, thay cho túi nil on. Chính vì vậỵ, hiện nay sản phẫm từ cây bàng được khách tham quan ưa chuộng.

Gia đình chị Trần Thị Trang là một trong những hộ truyền thống làm nghề đan đẹm bàng lâu đời tại thị trấn Ba Chúc. Tuy nhiên, mặc dù là nghề truyền thống nhưng do trước đây chủ yếu làm nhỏ lẽ, sản xuất theo kinh nghiệm được truyền lại nên chất lượng không cao. Từ khi tham gia vào THT, chị được tham gia các lớp tập huấn kĩ thuật, cách quản lý và khả năng thiết kế mẫu mã hiện đại, tân tiến, được tham quan mô hình sản xuất nhiều nơi. Nhờ vậy, không chỉ năng suất mà chất lượng của sản phẫm làm từ nguyên liệu cây bàng do chị và trong tổ làm ra cũng được bắt mắt và hiệu qủa rõ rệt. Hiện tại, chị nhận được nhiều đơn hàng làm ống hút, giỏ bàng, các loại bóp cho nam và nữ, mỗi đơn hàng số lượng từ 2.000 đến 5.000 cái sản phẫm. Thu nhập từ 20 đến 35 triệu đồng, trừ chi phí mang lại lợi nhuận hơn 7 đến 8 triệu đồng.

Năm 2019, Hội LHPN thị trấn Ba Chúc đã vận động thành lập 01 THT Đan giỏ bàng với 35 hộ gia đình hội viên, phụ nữ tham gia, đan giỏ, đan đệm, đan Ka ròn…. Hiện nay tổ hợp tác được ký hợp đồng với công ty tại Sài Gòn xuất khẩu giỏ xách bàng theo yêu cầu đặt hàng của công ty, bình quân mỗi tháng giao khoảng 4 thiên giỏ bàng. Với sản phẫm làm bằng chất liệu thiên nhiên cây bàng luôn mang lại ý nghĩa sâu sắc cho người tiêu dùng và người tạo ra nó hiểu rõ hơn về giá trị của cây cỏ tự nhiên và giá trị của nghề truyền thống. Đồng thời, góp phần giữ gìn và bảo tồn những nét đẹp văn hóa đặc trưng của quê hương Ba Chúc. Một làng nghề gắn với du lịch tâm linh, đồng thời, với lực lượng tay nghề kinh nghiệm trên 50 năm người dân nơi đây đáp ứng nhiều mẫu mã theo nhu cầu của các công ty, xí nghiệp trong và ngoài nước.

Từ đó, để đảm bảo việc cung cấp đủ hàng cho công ty nên Tổ đã huy động nguồn lực từ các xã lân cận như: xã Lê Trì, Lạc Quới, Lương Phi, những ai có nhu cầu đan đến mua bàng tại tổ hợp tác của địa phương thị trấn Ba Chúc về đan gia công cho tổ với giá 20 ngàn đồng mỗi cái, sau đó Tổ phân phối về công ty với giá 25 ngàn đồng/ cái. Sau khi giao hàng, Công Ty sẽ làm tiếp công đoạn làm quai, đáy giỏ, ép khuôn, thêm hoa văn hoàn chỉnh chiếc giỏ rồi xuất khẩu.

Có thể thấy, tổ hợp tác cùng với những cách làm, giải pháp bài bản đã góp phần giúp người dân xứ Núi Ba Chúc cũng như một số người dân làng nghề truyền thống của huyện Tri Tôn thay đổi tư duy phát triển làng nghề truyền thống, góp phần giải quyết việc làm cho lao động nông thôn./.

                                           Theo: angiang.gov.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

17
Đang xem:
72.468.761
Tổng truy cập: