Hiểu tỉ mỉ, tường tận về trầm để yêu và trân trọng giá trị tinh hoa đến từ thiên nhiên ấy không phải ai cũng rành rẽ. Anh Bảo Đôn Hậu – chủ thương hiệu Trầm hương Phúc Nguyên, một người gắn bó tâm huyết với việc phát triển và kinh doanh trầm hương, sẽ chia sẻ những câu chuyện thú vị về trầm, giúp chúng ta hiểu rõ hơn thế nào là trầm, trầm thực ra là gì, có bao nhiêu loại trầm, trầm ra đời ra sao…

Trầm tốc ít năm (Dỗi xanh Việt Nam) - Dạng trầm này nếu lâu năm có thể thành Trầm banh xanh
Từ việc "bị thương" của một loài cây dó đến "hiện thân" của trầm
Trầm hương về cơ bản chính là tinh dầu, nhiều người cho rằng đó là gỗ hẳn nhiên chưa đúng. Loài trầm này được hình thành và sinh ra trong quá trình cây dó bầu bị thương. Cây dó bầu bị thương này sẽ tạo trầm hương hay kỳ nam. Nhựa dó bầu khi gặp loại nấm trầm hương hay nấm kỳ nam mà thành. Cần hiểu rõ, trầm hương và kỳ nam hoàn toàn khác nhau. Nhiều người luôn nghĩ trầm hương lâu năm sẽ thành kỳ nam, điều đó là không đúng.
Trầm được sinh ra và phát triển thành nhiều dạng khác nhau: từ trầm, kỳ nam non đến trầm, kỳ nam già năm, với các tên gọi khác nhau dựa vào hình dạng, màu sắc tia trầm. Bạn cũng cần hiểu thêm, bọ xòe, trầm sanh, rục, khảy là dựa vào thời điểm mà đặt tên. Bên cạnh đó thì chóp đồi, đế thì lại dựa vào hình dáng của miếng trầm mà có tên gọi phù hợp.


2 mẫu vòng trầm bán chạy nhất dành cho nam và nữ
Khoảng 20 năm trở lại đây, lấy căn nguyên từ thiên nhiên, con người đã có thể trồng dó bầu và tạo vết thương nhằm gây tạo trầm trồng. Một số cách tiêu biểu tạo trầm như sau:
Dó xí: Vùng trồng dó bầu có những loài kiến thích ăn gỗ dó bầu, từ đó vô tình tạo các vết thương cho dó bầu thường xuyên. Từ đây mà tạo ra trầm. Loại trầm này được gọi là dó xí.
Trầm kiến: Trong những cánh rừng già, kiến làm dó bầu có vết thương còn bọ xèo mang các bào tử nấm trầm, kỳ nam. Loại trầm hình thành được gọi là trầm kiến để phân biệt với trầm trồng dó xí.

Trầm banh dầu - Banh đỏ do màu sắc có ánh đỏ
Trầm trồng: Con người cũng khoan các vết thương trên cây dó bầu khi cây đủ lớn, từ đó tạo ra trầm trồng. Cách này tùy vào cách làm mà thời gian mất từ vài năm (có tác động của hóa chất) đến hàng chục năm (không có tác động của hóa chất).
Trầm sánh quét: Chỉ trồng dó bầu tầm 8 năm. Sau đó lột vỏ cây dó bầu và quét hóa chất (thường có thành phần thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ) lên thân cây chỗ vừa lột vỏ. Tầm 16 tháng đến 24 tháng có thể tạo ra một loại trầm gọi là sánh quét (ý là quét hóa chất).
Trầm sánh quét ghép: Từ trầm sánh quét, tách các lớp trầm sánh mỏng như tờ giấy, rồi ghép các miếng trầm sánh mỏng này với nhau bằng keo kiểu như ván ép để tạo ra trầm sánh ghép để gia công vòng trầm.
Trầm tốc: Từ trầm sánh, phần lõi có chứa một ít trầm tốc gọi là tốc lưng sánh người ta có thể gia công vòng tay hoặc mang đi làm nhang.

Trầm tốc dạng xoắn có màu từ vàng nâu đến nâu sậm tùy vào lượng trầm ở các vị trí khác nhau
Những giai đoạn hình thành nên trầm hương
Quá trình hình thành trầm hương có thể tóm tắt qua các giai đoạn như sau, từ cây dó bầu bị thương tiết ra nhựa cây và gặp nấm trầm hương, kỳ nam để hình thành những tia trầm hương hay kỳ nam đầu tiên. Đến giai đoạn phát triển về chất và lượng: Những tia trầm hương/kỳ nam sẽ nhờ nhựa cây dó bầu mà dần phát triển lên đầu tiên được gọi là Dỗi: Đây là giai đoạn đầu tiên của trầm hương/kỳ nam. Sau đó phải mất hơn chục năm phát triển để từ giai đoạn dỗi chuyển qua giai đoạn trầm tốc. Rồi đến giai đoạn trầm banh thì các tia trầm mịn hơn, mật độ trầm cao hơn trầm tốc.

Các tấm trầm Sánh quét mỏng sau khi được bóc ra
Khi cây đến giai đoạn Trầm/kỳ nam chìm lửng thì cũng là trầm/kỳ nam khá lâu, lượng trầm/kỳ khá cao nên khi cho vào nước sẽ lơ lửng lưng chừng. Mùi thơm rất mạnh nhưng giá thành cao. Và cuối cùng là Trầm/kỳ nam chìm nước: giai đoạn này gần như lượng trầm đã “lấn át” phần gỗ dó bầu nên trầm/kỳ nam chìm nước (tỷ trọng phải trên 1000 kg/m3).

Anh Bảo Đôn Hậu – chủ thương hiệu Trầm hương Phúc Nguyên
Ngoài ra, người ta còn gọi tên trầm dựa vào thời điểm khai thác được trầm hương như trầm sanh, trầm rục, trầm khảy, trầm chóp đồi, trầm mắc tử, trầm đế, trầm mõ, trầm ổ qua… Để độc giả hiểu rõ hơn về trầm, anh Bảo Đôn Hậu đã dành hẳn một chuyên mục kiến thức trầm hương trên website: https://tramhuongphucnguyen.com
Theo: giadinhvietnam.com
Xem thêm:
>> (29-33)- Ký sự cuối năm “ Hữu xạ tự nhiên hương” thăm Trầm Tuệ