HỌC NGHỀ- TRUYỀN NGHỀ - KHÔI PHỤC NGHỀ-KINH NGHIỆM NGHỀ
Chú trọng việc dạy nghề cho nông dân
(Ngày đăng: 30/05/2014   Lượt xem: 512)

Đào tạo nghề (dạy nghề) để mở rộng ngành nghề nông thôn, phát triển sản xuất nông nghiệp… từ đó nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn là một trong những nội dung quan trọng của Chương trình xây dựng nông thôn mới.

Ở Lâm Đồng, công việc này được xã hội hóa ở mức độ khá cao bằng sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ tỉnh tới cơ sở. Riêng việc dạy nghề nông nghiệp được UBND tỉnh và Sở NN-PTNT giao cho Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng (Sở NN-PTNT) phối hợp với các ngành cùng các địa phương trong tỉnh triển khai.

Nông dân kiếm thêm thu nhập từ nghề mây tre xuất khẩu
Nông dân kiếm thêm thu nhập từ nghề mây tre xuất khẩu.

Xuất phát từ thực tế sản xuất và nhu cầu của người dân, hàng năm Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng và chính quyền các cấp - nhất là chính quyền cấp cơ sở - đều đã xây dựng kế hoạch tập huấn chuyển giao tiến bộ KHKT nông nghiệp, đầu tư những mô hình điểm nông nghiệp công nghệ cao sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP, đồng thời triển khai Dự án “Thí điểm mô hình đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại các xã điểm mô hình nông thôn mới”, sau đó nhân rộng ra toàn tỉnh. Những mô hình cụ thể như tập huấn kỹ thuật trồng dâu tây và sản xuất rau an toàn tại xã Xuân Thọ (Đà Lạt); ghép cải tạo cà phê vối, trồng nấm mèo, trồng dâu nuôi tằm… ở xã Tân Hội (Đức Trọng); trồng cà chua, ớt ngọt và rau hoa công nghệ cao ở xã Ka Đô (Đơn Dương); tập huấn canh tác cà phê bền vững theo 4c tại Tân Châu (Di Linh), Lộc An (Bảo Lâm), Đam B’ri (Bảo Lộc); với các xã xây dựng nông thôn mới ở Đạ Tẻh và Cát Tiên, các mô hình sản xuất lúa chất lượng cao, trồng tre, trồng keo lai và nuôi heo hướng nạc được triển khai. Thống kê của Trung tâm Khuyến nông, bình quân mỗi lớp tập huấn chuyển giao KHKT nông nghiệp có từ 45-60 lượt nông dân tham gia, các mô hình trình diễn kỹ thuật canh tác với giống cây trồng, vật nuôi mới được nông dân quan tâm đã “giúp nông dân thay đổi nhận thức về sản xuất nông nghiệp tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng” .

Song song với các hoạt động dạy nghề thông qua công tác khuyến nông, Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Đề án 1956), cũng đã được triển khai từ năm 2008 tới nay trên toàn tỉnh với nguồn ngân sách đầu tư lên tới 68.020 tỷ đồng. Từ đề án này, bình quân mỗi năm 22.000 - 25.000 lao động nông thôn có việc làm mới, xuất khẩu được 1.600 lao động, nâng tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề lên trên 25% vào cuối năm 2013 vừa qua. UBND thành phố Đà Lạt cho biết: Sau 5 năm thực hiện “tam nông”, bằng nguồn kinh phí 490 triệu đồng của Đề án 1956 đã có 3.761 lao động nông thôn được đào tạo nghề nông và 24.800 lao động khác được nâng cao khả năng thâm canh cây trồng, vật nuôi từ việc tham dự 353 đợt (lớp) chuyển giao tiến bộ KHKT do các dự án, doanh nghiệp… liên quan tổ chức. Và cuối năm 2013, trên 38% lao động nông nghiệp của Đà Lạt đã được đào tạo nghề, mặc dù trình độ thâm canh của nông dân thành phố được nhìn nhận là khá cao so với cả nước - nhất là trong lĩnh vực sản xuất rau, hoa. Còn ở huyện KTM Đạ Tẻh, từ đầu năm 2010 tới nay, đã có 1.600 lao động được đào tạo nghề, trong đó 910 lao động được đào tạo nghề nông như trồng và chăm sóc cây cao su, điều ghép, cà phê catimo - những loại cây trồng “mới” tại địa phương; 690 người còn lại được đào tạo các nghề phi nông nghiệp nhưng đang có nhu cầu sử dụng cao tại địa bàn như mây tre đan, sửa chữa máy móc nông cụ… Điều đáng ghi nhận là ở những lớp đào tạo này - theo Phòng NN-PTNT huyện “… thời gian thực hành kỹ thuật chiếm trên 70% thời gian mở lớp, và hầu hết lao động sau đào tạo nghề đều có việc làm tại chỗ theo hướng “ly nông, không ly hương”. Nếu năm 2008 chỉ mới có 2,3% lao động nông thôn của huyện đã qua đào tạo nghề thì đầu năm 2014 này đã là gần 18%. Tình trạng thiếu việc làm vào các kỳ nông nhàn của lao động nông thôn ở các địa phương trong toàn tỉnh tuy vẫn còn nhưng không gay gắt như 5 năm về trước.

Như vậy, việc dạy nghề cho lao động nông thôn đang được UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành và các địa phương triển khai thực hiện theo 2 hướng chính: dạy nghề thông qua các hoạt động khuyến nông và mở các lớp ngắn hạn dạy nghề nông nghiệp và những nghề đang có nhu cầu cao tại địa phương. Phần lớn nông dân đã biết áp dụng những kiến thức tiếp thu được sau đào tạo vào thực tế sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi ngành nghề để nâng cao năng suất - chất lượng lao động, nâng cao thu nhập. Đây là thuận lợi lớn để bà con tham gia đóng góp vật chất và tinh thần cho công cuộc xây dựng nông thôn mới của địa phương…

Theo: Báo Lâm Đồng

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

17
Đang xem:
72.518.806
Tổng truy cập: