HỌC NGHỀ- TRUYỀN NGHỀ - KHÔI PHỤC NGHỀ-KINH NGHIỆM NGHỀ
Phân luồng học sinh học nghề: Đường khó đi
(Ngày đăng: 12/02/2014   Lượt xem: 544)

Năm 2013 có trên 1 triệu người thất nghiệp, trong đó nhóm tuổi 15 - 24 chiếm khoảng 48%, tương đương 480.000 người. Một trong những nguyên nhân chính là do công tác phân luồng học sinh sau trung học kém hiệu quả.

Chỉ khoảng 10% học sinh học nghề

Tại hội thảo Tăng cường phân luồng học sinh nghề sau trung học do Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề phối hợp với Tổ chức hợp tác Đức (GIZ) tổ chức, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học dạy nghề (Bộ LĐ, TB và XH) Mạc Văn Tiến cho rằng, đáng buồn đối với bức tranh phân luồng học sinh hiện nay là hàng năm gần 1 triệu học sinh tốt nghiệp THPT và khoảng hơn 80% học sinh tham gia thi đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, nhưng chỉ khoảng 10% học sinh học nghề. Nhiều khảo sát cho thấy, học nghề là lựa chọn cuối cùng của học sinh trung học khi không có cơ hội vào các bậc học khác.

Việc phân luồng sau THPT và đặc biệt sau THCS hiện hết sức khó khăn. Hầu hết học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học lên THPT, sau đó thi vào ĐH, CĐ. Tỷ lệ học sinh sau THCS chuyển sang học các hệ nghề rất thấp, chỉ khoảng 5 - 6% (trong khi chỉ tiêu là 30%). Cụ thể, trong 2 năm học 2010 - 2011, 2011 - 2012, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào THPT chiếm trên 70%; tỷ lệ tốt nghiệp THCS tham gia bổ túc THPT trên 8%, chỉ có 1,8% tốt nghiệp THCS vào học TCCN (năm 2010 - 2011) và 2% (năm 2011 - 2012). Theo tính toán của Bộ GD - ĐT, hàng năm nếu cộng cả số học sinh tốt nghiệp THPT chưa tiếp tục học lên với số bỏ học và trượt tốt nghiệp vào khoảng 350.000 học sinh. Nếu số học sinh này vào học nghề sớm, rõ ràng hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn… thay vì tất cả đều chăm chăm thi vào ĐH, CĐ và ra trường với kỹ năng làng nhàng.

Vì tỷ lệ học sinh chuyển sang học hệ nghề quá ít nên đã gây áp lực lớn cho các trường ĐH, CĐ. Ngược lại, các trường TCCN, trường nghề lại tuyển sinh vô cùng khó khăn. Trong khi đó, những nhà máy, xí nghiệp, doanh nghiệp rất cần người có kỹ năng nghề nghiệp ở bậc nghề. Theo ông Mạc Văn Tiến, một trong những nguyên nhân của vấn đề trên là do nhận thức của nhân dân và xã hội còn thấp, cơ chế, chính sách, bao gồm cả chính sách giáo dục - đào tạo và chính sách sử dụng lao động, chưa tạo lực hút và lực đẩy cho phân luồng. Các nhà tuyển dụng yêu cầu người dự tuyển lao động phải tốt nghiệp THPT làm cho quy mô THPT không ngừng phát triển. “Phân luồng kém hiệu quả nên chỉ tính riêng trong năm 2013, tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp tương đối nhiều. Theo đó, số sinh viên có bằng đại học ở độ tuổi 21 - 29 bị thất nghiệp lên tới 101.000 người” - ông Mạc Văn Tiến cho biết.

Cần hàng loạt giải pháp hỗ trợ

Đánh giá về tình hình phân luồng học sinh hiện nay, nguyên Phó viện trưởng Viện Khoa học giáo dục Nguyễn Lộc bức xúc: ở các nước phát triển đã phổ cập đại học, trong khi chúng ta đang loay hoay với phân luồng. “Phân luồng, hướng nghiệp dường như chỉ là nhiệåm vụ của giáo viên các môn kỹ thuật, công nghệ, hoặc giáo viên bộ môn khác (ở trường THCS), nhưng những giáo viên này lại không được đào tạo bài bản, chưa có kinh nghiệm, chuyên môn. Ngoài ra, nhiều cơ sở đào tạo nghề, trung cấp chuyên nghiệp chưa hấp dẫn người học, chất lượng đào tạo nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu xã hội”. Còn theo ông Nguyễn Đắc Hưng, Vụ trưởng Vụ Giáo dục và đào tạo, dạy nghề (Ban Tuyên giáo Trung ương), để phân luồng học sinh sau trung học hiệu quả, cần đổi mới chính sách, cơ chế hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề theo hướng nhà nước cấp trực tiếp cho người học, sử dụng hiệu quả nguồn hỗ trợ của xã hội và các tổ chức nước ngoài cho giáo dục nghề nghiệp; có chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng lao động là công nhân được đào tạo sau THCS. Ông Ngọc Châu, Trường Cao đẳng nghề thanh niên dân tộc Tây Nguyên đề xuất, cần sớm hoàn thiện hệ thống chính sách ưu đãi đối với người học nghề và dạy nghề. Hiện hầu hết học sinh dân tộc thiểu sốë học nghề nhưng không học ở phổ thông dân tộc nội trú chưa được quan tâm.

Câu chuyện phân luồng học sinh đã được nói đi nói lại nhưng đến nay kết quả thực hiện vẫn giậm chân tại chỗ. Bộ trưởng Bộ GD - ĐT Phạm Vũ Luận từng nói, việc phân luồng học sinh vào học nghề hiện nay như “con đường nho nhỏ ngoằn ngoèo khó đi”, một mình ngành GD - ĐT không thể làm nổi. Có thể thấy, phân luồng muốn thành công thì phải mở đúng tuyến và có hàng loạt giải pháp hỗ trợ, từ tuyển sinh đầu vào đến sử dụng lao động sau khi tốt nghiệp, chính sách ưu tiên về học phí so với ĐH, CĐ. Nếu đơn vị tuyển dụng nào cũng đòi hỏi ứng viên phải tốt nghiệp ĐH, có bằng thạc sỹ... thì dù tuyên truyền, vận động và đổi mới hoạt động của các trường trung cấp nghề đến đâu, cũng không thu hút được học sinh vào học nghề và việc phân luồng vẫn không có lối thoát.

                                                                                             Theo: daibieunhandan

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

2
Đang xem:
72.518.746
Tổng truy cập: