HỌC NGHỀ- TRUYỀN NGHỀ - KHÔI PHỤC NGHỀ-KINH NGHIỆM NGHỀ
"Độc chiêu" kéo học sinh đến trường của giáo viên
(Ngày đăng: 12/02/2014   Lượt xem: 477)
Rượu là thứ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Bahnar tại huyện Kbang (Gia Lai).

“Độc chiêu” “kéo” học sinh đến trường của giáo viên Kbang
Các giáo viên mang rượu và đồ ăn mang xuống giao lưu, vận động phụ huynh học sinh cho con em đi học.

Chính vì vậy, rượu chính là thứ giúp các thầy cô và người dân địa phương phá rào cản giao tiếp, giúp giáo viên tạo sự gần gũi, thân thiện với phụ huynh học sinh.

Mới nghe, ai cũng sẽ nghĩ rằng đây là cách làm phi giáo dục, nhưng thực tế đó là cách làm khéo léo của một số giáo viên ở Trường tiểu học Đăk Roong (huyện Kbang, Gia Lai) để giúp các em học sinh được đến với con chữ.

Kbang là huyện nghèo vùng xa, vùng cao của tỉnh Gia Lai tập trung nhiều đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu Bahnar) sinh sống. Năm 2014, trên địa bàn huyện có 15.079 học sinh, trong đó số học sinh dân tộc thiểu số là 8.116 em.

Tại hội thảo về Tình hình học sinh dân tộc thiểu số bỏ học do Sở GD-ĐT tỉnh Gia Lai tổ chức cuối tháng 12/2013 cho thấy mỗi năm trên địa bàn tỉnh đã có hàng nghìn học sinh bỏ học.

Và huyện Kbang là một trong số ít huyện có số học sinh bỏ học ít nhất, phần thuyết trình của Phòng GD tại hội thảo của huyện đã gây được nhiều chú ý cho hầu hết các cán bộ quản lý của ngành Giáo dục khi họ chia sẽ “bí quyết” “kéo” học sinh đến trường của các thầy cô nơi đây.

Ông Nguyễn Tiến Bình - Chuyên viên phụ trách mảng tiểu học huyện Kbang chỉ rõ nguyên nhân của việc bỏ học của học sinh là: nhận thức của phụ huynh và học sinh về việc học vẫn dừng lại “cái chữ không làm no bụng bằng lên rẫy”, hoàn cảnh gia đình khó khăn, rào cản ngôn ngữ khiến các em tự ti, ngại tiếp xúc, phong tục tập quán…

Vì vậy, để kéo học sinh đến với con chữ, các thầy giáo nơi đây phải có hẳn những “chiến lược”, “chiến thuật” riêng cho mình.

Thầy Bình chỉ rõ “bí quyết” kéo học sinh đến với trường lớp, trước tiên là phải gần dân, kết hợp chặt chẽ với chính quyền, công tác quản lý và chỉ đạo  chuyên môn…

Trong đó, “bí quyết” quan trọng nhất là gần dân. Bởi đây là địa bàn giáo dục có đặc thù riêng, khi người dân địa phương vẫn còn ngại giao tiếp với người ngoài, họ chưa biết đến việc cho con đi học con chữ để làm cái gì.

Vì vậy, việc gần dân, làm cho dân tin là việc cực kì khó và quan trọng.

Để làm được điều này, ngoài việc học thêm tiếng Bahnar thì mỗi khi xuống làng vận động thì giáo viên phải mang theo… 10 lít rượu.

Mới nghe xong, có người sẽ nghĩ đây là cách làm phản giáo dục, nhưng nó khi gắn liền với thực trạng tại địa phương thì ai cũng phải công nhận rằng đó là “tuyệt chiêu” của giáo viên nơi đây.

Và người nghĩ ra “tuyệt chiêu” này là thầy Phạm Quốc Tuấn - Hiệu trưởng Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Đăk Roong (xã Đăk Roong, Kbang).

Rượu là thứ không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Bahnar tại địa phương. Dù nam hay nữ, dù người quen hay người lạ nhưng khi ngồi nhậu với người dân địa phương mà không uống rượu thì sẽ chẳng ai trong làng xem là bạn.

Chính vì vậy, rượu chính là thứ giúp các thầy, cô và người dân địa phương phá rào cản giao tiếp, tạo sự gần gũi, thân thiện với phụ huynh học sinh.

Nên trong mỗi lần xuống tận thôn làng vận động phụ huynh cho con em mình tới trường, các thầy cô Trường Tiểu học Đăk Roong lại mang theo ít nhất là 5 lít rượu để nhậu cùng người dân trong làng.

Trong các cuộc giao lưu với bà con, các thầy, cô đã tạo được niềm tin, sự thân thiện với bà con.

Các thầy cô Trường tiểu học Đăk Roong mỗi tuần đều xuống tận làng để cõng các em đi học qua suối.
Các thầy cô Trường tiểu học Đăk Roong mỗi tuần đều xuống tận làng để cõng các em đi học qua suối.

Khi niềm tin đã được xác lập, nhà trường đã yêu cầu phụ huynh kí vào bản cam kết phải tạo điều kiện tốt để cho con em mình được đến trường.

Và cán bộ xã sẽ là người làm chứng cho việc này, nếu phụ huynh “vi phạm” thì xã sẽ cắt một số quyền lợi của gia đình đó như không hỗ trợ gạo cứu đói, hộ nghèo…

Ngoài ra, nhà trường còn chia từng nhóm giáo viên phụ trách từng làng, để cõng học sinh qua suối, đưa đón các em qua những đoạn đường xa xôi, khó khăn… giúp các em ăn, ngủ nghỉ tại trường thật tốt.

Nếu các em đau ốm phải thuốc thang, thậm chí đưa các em đi lên bệnh viện tuyến trên để chữa bệnh, dạy các em gấp từng cái chăn, màn theo nếp sống quân đội… và các em mang những điều này về nhà vận dụng cho phụ huynh thấy. Để họ thấy được lợi ích về việc đi học của con em mình….

Chính vì sự tâm huyết với giáo dục của các thầy, cô giáo nơi đây, mà nhiều năm qua, huyện Kbang đã trở thành huyện có số học sinh bỏ học rất ít trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

                                                                                                 Theo: dantri

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

14
Đang xem:
72.518.664
Tổng truy cập: