HỌC NGHỀ- TRUYỀN NGHỀ - KHÔI PHỤC NGHỀ-KINH NGHIỆM NGHỀ
Xóa mù chữ, hướng tới xây dựng XHHT Phải dạy kiến thức dân cần
(Ngày đăng: 17/12/2013   Lượt xem: 512)

Nhiều người dân làm giàu từ kiến thức học được tại các TTHTCĐ
Cán bộ Vụ GDTX (Bộ GD&ĐT) tập huấn cho cán bộ cốt cán tại TTHTCĐ Yên Khoái, (Lộc Bình, Lạng Sơn). Ảnh: Lê Văn
Trong xã hội học tập hiện nay, không thể phủ nhận được vai trò hữu ích của các trung tâm học tập cộng đồng. Thế nhưng, để phát huy tốt nhất hiệu quả vai trò của công cụ xây dựng xã hội học tập từ cơ sở là điều không dễ.

Thực tế cho thấy các trung tâm học tập cộng đồng chỉ thành công khi mang đến cho người dân những cơ hội học tập, kiến thức hữu ích, thiết thực, giúp cuộc sống của người dân thay đổi và nâng cao chất lượng.

Nắm bắt nhu cầu học của dân

Đó là kinh nghiệm của chị Vũ Thị Toan – giáo viên giảng dạy tại TTHTCĐ xã Yên Đức ( Đông Triều, Quảng Ninh). Theo chị, việc hệ thống hóa những nhu cầu học tập do dân đã đăng ký sẽ giúp cho Trung tâm xác định được chương trình hoạt động từng tháng, quý và cả năm, từ đó xác định được mục tiêu của từng công việc trong chương trình chung, giúp ban giám đốc xây dựng kế hoạch năm học, học kỳ, từng quý, từng tháng, tuần trong năm học.

Để làm được điều đó, giáo viên cần tiến hành phát phiếu điều tra nhu cầu người học trong thôn, trong xã, các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội. Mặt khác, luôn thường trực tại trung tâm, đến các cơ sở thôn, gặp gỡ, hướng dẫn, giúp cho họ có định hướng phù hợp, tập trung vào những nội dung cần tiếp cận có tác dụng thiết thực.

Đây là công việc tưởng chừng thật đơn giản nhưng cũng rất khó khăn, đòi hỏi phải kiên trì thuyết phục để nắm bắt và đáp ứng kịp thời nhu cầu người học.

Sau khi thu thập, nắm bắt được nhu cầu người học, giáo viên sẽ tổng hợp lại dựa vào thời gian người học đăng ký, tình hình thực tế của địa phương, các ngày lễ lớn trong năm theo các nội dung hướng dẫn bồi dưỡng của phòng giáo dục và đào tạo (Giáo dục pháp luật, chuyển giao khoa học kỹ thuật, văn hóa xã hội, bảo vệ sức khỏe, giáo dục môi trường, phòng bệnh vật nuôi, tin học), sắp xếp, lên kế hoạch cho phù hợp.

Chị Toan cũng cho rằng, muốn hoàn thành công việc phải có chuyên môn nghiệp vụ. Bản thân chị đã tham gia đầy đủ các lớp tập huấn, giao ban do Phòng GD&ĐT tổ chức để nắm bắt nội dung, phương pháp cách thức tổ chức, những điểm mạnh để phát huy, hạn chế để khắc phục trong việc tổ chức hoạt động của trung tâm. Chị đã tham gia thực tế tại Hòa Bình do Sở GD&ĐT tổ chức, tìm hiểu cặn kẽ, chú ý lắng nghe, ghi chép những vấn đề cần thiết phục vụ cho công việc mình làm...

Ngoài việc học "thầy”, chị Toan còn học bạn. Cùng với một số chị em trong cụm, chị đến các trung tâm của xã bạn xem cách làm việc, tổ chức hoạt động, hệ thống hồ sơ sổ sách để có thể vận dụng những cách thức phù hợp với tình hình thực tế của trung tâm mình.

Không phải dạy gì dân cũng học

Nhiều người dân làm giàu từ kiến thức học được tại các TTHTCĐ
Nhiều người dân làm giàu từ kiến thức học được tại các TTHTCĐ
Tại xã vùng cao biên giới Yên Khoái (Lộc Bình, Lạng Sơn), nơi có tới 4/8 thôn giáp biên với hơn 3000 nhân khẩu và bà con dân tộc (Tày, Nùng) chiếm tới 94%, sống chủ yếu bằng nghề lâm nghiệp. Việc đưa nội dung nào giảng dạy cho người dân đòi hỏi phải nghiên cứu kĩ lưỡng để đáp ứng đúng và trúng nhu cầu học tập của dân. 

Ông Lê Văn Hòa - Giám đốc TTHTCĐ xã Yên Khoái cho biết, nếu không mang đến cho dân những kiến thức dân cần, dân có thể áp dụng ngay vào đời sống hàng ngày thì vô cùng khó khăn trong việc kéo người dân đến học tập tại TTHTCĐ cho dù có miễn phí. 

Trong thời gian trước đây, khi tình trạng mù chữ còn nhiều thì trung tâm chủ yếu tập trung vào nhiệm vụ xóa mù cho bà con, giúp bà con đọc thông viết thạo. Nhưng đến nay, tình trạng mù chữ và tái mù chữ hầu như không còn, thế nên nhiệm vụ của TTHTCĐ lại đòi hỏi sự nghiên cứu để có hướng đi phù hợp.

Với đặc điểm người dân chủ yếu làm nông, lâm nghiệp nên gần đây TT đã mở ra những lớp học về chuyển giao kỹ thuật cây trồng, giúp bà con có thể ứng dụng những kĩ thuật mới nhất trên chính đồng ruộng của mình để tăng năng suất, sản lượng… Thấy được sự hữu ích và thiết thực với đời sống, người dân phấn khởi và đến lớp học khá đông, đầy đủ. Bà con cũng tích cực, mạnh dạn hơn để trao đổi, hỏi han về những điều mình chưa biết. 

Tuy nhiên, cũng theo ông Hòa, vì là xã vùng giáp biên, có tới 10- 20% bà con tham gia công việc dịch vụ nên hàng năm, bên cạnh những lớp học giúp bà con ứng dụng vào lao động sản xuất thì TTHTCĐ cũng mở định kì những lớp học về tuyên truyền pháp luật, giúp bà con  hiểu về pháp luật của hai nước khi tham gia lao động trong và ngoài nước.

Từ đó bà con tránh bị lợi dụng, lừa đảo, nâng cao tinh thần đề phòng cảnh giác trước những thủ đoạn của kẻ xấu. Đây cũng là lớp học được bà con hết sức quan tâm. 

Còn với xã miền núi Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc), nơi cuộc sống người dân đang có nhiều thay da đổi thịt từ nghề nuôi rắn và kinh doanh các sản phẩm liên quan đến con rắn thì nhiệm vụ của TTHTCĐ cũng cần sự linh hoạt để theo kịp nhu cầu học tập của dân. 

Ông Phạm Văn Thức – Phó Giám đốc TTHTCĐ cho biết, ngoài rất nhiều lớp học giúp bà con kiến thức về nông nghiệp, cây trồng, vật nuôi, lớp học chữ Hán Nôm cho người cao tuổi… thì TT còn mở lớp học về kĩ thuật về nuôi và cách phòng tránh khi gặp tai nạn thương tích do rắn cho người dân trong xã; Giúp bà con cách xây chuồng, làm tổ ra sao để rắn ở; Chăm sóc, ăn uống… rắn thế nào để tăng sản lượng.

Đặc biệt, khi bị rắn cắn trong quá trình làm nghề sẽ xử lý gì. Mặt khác, bà con cùng có thể trao đổi kinh nghiệm của riêng mình, cùng giúp nhau cách làm hiệu quả…

Có thể nói, với sự linh động trong hoạt động, cùng những cách làm hiệu quả như hiện nay, nhiều TTHTCĐ trên khắp các làng xã đã và đang phát huy tích cực vai trò của mình. Đây thực sự là công cụ quan trọng để xây dựng nên một xã hội học tập. 

Các TTHTCĐ đã và đang đưa kiến thức tới người dân, mang lại cho nhân dân những thông tin cần thiết, thay đổi cách nghĩ, cách làm để xóa đói giảm nghèo trong cộng đồng dân cư; Giúp người dân không rơi vào tình trạng mù chữ, mù nghề và góp  phần không nhỏ vào phổ cập giáo dục cho người lớn, tăng tỉ lệ người được đào tạo nghề trong xã hội; Nâng cao nhận thức cho người dân về Hiến pháp và pháp luật, về bảo vệ môi trường sống...;  Thúc đẩy toàn dân tham gia xây dựng xã hội học tập.
                                                                                          Theo: giaoduc&thoidai
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

3
Đang xem:
72.519.057
Tổng truy cập: