TƯ VẤN - KHOA HỌC - TÂM LINH - PHONG THỦY
Đũa dùng một lần tẩm độc
(Ngày đăng: 21/03/2013   Lượt xem: 886)

Gần đây, cư dân Trung Quốc đang xôn xao lo ngại vì loại đũa sử dụng một lần có chứa các chất độc hại, bị cấm sử dụng như Sulphur, hydrogen peroxide, sodium sulfite và chất ngăn nấm mốc.

Ngày 18/3, nam diễn viên Trung Quốc Huang Bo đăng một bài viết lên blog cá nhân về loại đũa chứa chất độc hại. Huang cho biết, khi ông cố gắng rửa đôi đũa dùng một lần của mình tại một nhà hàng, ông đã rất ngạc nhiên khi thấy đôi đũa chuyển màu vàng và bốc mùi khá hăng.
 
 Nhiều chất hóa học độc hại khác được dùng để sản xuất đũa.
Nhiều chất hóa học độc hại khác được dùng để sản xuất đũa.

Ngay sau khi thông điệp được lan truyền, người dân Trung Quốc vô cùng phẫn nỗ trước sự việc trên và yêu cầu ông Huang tiết lộ tên của nhà hàng. Tuy nhiên, Huang cho biết, loại đũa chứa chất độc hại không chỉ được cung cấp trong một nhà hàng, mà nó được phân phối rộng rãi trên thị trường.

"Sulphur, hydrogen peroxide, sodium sulfite và chất ngăn nấm mốc thường được sử dụng để làm loại đũa sử dụng một lần, dù điều đó là trái phép" - Ông Dong Jinshi, tổng thư ký của Hiệp hội Bao bì thực phẩm quốc tế, cho biết.

Cũng theo ông Dong, theo tiêu chuẩn quốc gia về đũa (loại dùng một lần) được Trung Quốc ban hành vào năm 2010 thì chỉ cho phép dùng loại lưu huỳnh không độc hại (được cấp riêng dùng cho thực phẩm) để sản xuất đũa tre; và dư lượng sulfur dioxide nên được kiểm soát dưới 600 mg trong một kg đũa. "Tuy nhiên, lưu huỳnh không được phép sử dụng làm đũa gỗ” - Ông Dong nói.

Công nhân tại một nhà máy sản xuất đũa đang đánh bóng những đôi đũa dùng một lần bằng sáp parafin độc hại tại Liễu Châu, khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc.
Công nhân tại một nhà máy sản xuất đũa đang đánh bóng những đôi đũa dùng một lần bằng sáp parafin độc hại tại Liễu Châu, khu tự trị Quảng Tây, Trung Quốc.

Tuy nhiên tiêu chuẩn dành cho việc sản xuất đũa vẫn chưa bao giờ được thực hiện triệt để. "Thậm chí Trung Quốc còn chẳng có một cơ quan quản lý cụ thể nào chịu trách nhiệm kiểm soát chất lượng đũa. Hầu hết các đôi đũa được làm trong các xưởng nhỏ ở miền núi, nơi mà các công ty không cần cấp giấy phép sản xuất. Các đôi đũa, sau đó, được vận chuyển đến các thành phố lớn để đóng gói và bán tràn lan trên thị trường” - ông Dong cho biết.

Tại Việt Nam, loại đũa dùng một lần được sử dụng rất phổ biến, đặc biệt tại các nhà hàng, quán ăn. Mặc dù khi mới xuất hiện, loại đũa này có giá thành cao, và thường chỉ xuất hiện trong các nhà hàng, nhưng hiện nay, ngay cả những quán cóc, quán vỉ hè cũng đồng loạt sử dụng loại này, do tiện dụng, giá thành chẳng đáng là bao.

Theo phóng sự phản ánh về đũa dùng một lần siêu bẩn trên VNN, tại một xưởng sản xuất ở Thủ Đức - TPHCM, người chủ đã dùng nhiều hóa chất khác nhau để tẩy rửa loại đũa này như clo, oxi già, xông hơi qua khí sunfu... khiến các bó đũa trở nên trắng tinh ngay sau khi được "tân trang".

"Hiện ở Việt Nam chưa có tiêu chuẩn chất lượng đối với loại đũa dùng một lần, có chăng chỉ chung chung như không bẩn, không nhiễm khuẩn. Trên thực tế, những tiêu chuẩn ấy chưa thể giúp nhận biết chính xác độ vệ sinh của sản phẩm. " - Ông Lê Văn Cường, cán bộ Cục Quản lý thị trường (Sở Công thương TP. HCM) cho biết.

 Gỗ bẩn ngâm lâu ngày trong các bể clo, oxy già.
Gỗ bẩn ngâm lâu ngày trong các bể clo, oxy già.

Còn theo một bác sỹ Khoa khám bệnh Bệnh viện Nhân Dân Gia Định, TP. HCM thì thời gian qua, bệnh viện đã cấp cứu nhiều bệnh nhân có biểu hiện ngộ độc cấp tính do hoá chất không rõ nguồn gốc. Trong quá trình khám, chẩn đoán cho bệnh nhân, các bác sĩ nghi ngờ nguyên nhân gây ngộ độc có phần liên quan đến việc sử dụng đũa ăn dùng một lần chứa nhiều hóa chất, thuốc tẩy công nghiệp.
 

Nhập đũa, tăm Trung Quốc ở Việt Nam

Những năm qua, Việt Nam nhập khẩu một lượng lớn tăm tre và đũa tre từ Đài Loan, Trung Quốc. Theo các nhà nhập khẩu, chỉ trong sáu tháng đầu năm 2010, tăm tre nhập khẩu từ Trung Quốc về TP.HCM khoảng 286 tấn, trị giá gần 40.000 USD.

Anh Trần Văn Phước, chuyên nhập khẩu và kinh doanh mặt hàng tăm tre ở TP.HCM, cho biết giá tăm tre nhập khẩu rẻ hơn nhiều so với tăm tre sản xuất trong nước. Hiện giá mặt hàng này khoảng 2,6 triệu đồng/tấn (chưa có thuế), chỉ bằng một nửa giá tăm trong nước. Do giá rẻ nên nhiều tiểu thương chọn tăm nhập khẩu thay vì bán tăm tre sản xuất trong nước.

Không chỉ nhập khẩu tăm tre tiêu dùng (xỉa răng), mà các loại tăm dài 10-15cm các gia đình vẫn thường mua về để ăn trái cây hoặc sử dụng trong quá trình nấu ăn... cũng được n hập về khá nhiều. Đáng chú ý, loại tăm bằng tre dài, chỉ cần chẻ nhỏ, để thô, dùng làm nhang cũng đang được nhập về VN với số lượng lớn.

Riêng mặt hàng đũa tre nhập khẩu từ Trung Quốc được bán phổ biến với mức giá tương đương đũa tre Việt Nam. Tại các chợ bán lẻ như chợ Bà Chiểu (Q.Bình Thạnh), chợ Phú Nhuận (Q.Phú Nhuận) và nhiều cửa hàng tạp hóa ở Q.2, Q.Gò Vấp... đũa tre nhập khẩu bán với giá 11.000-12.000 đồng/bịch năm đôi.

                                                                                             Theo: Kienthuc.net.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

3
Đang xem:
72.519.219
Tổng truy cập: