HỘI CHỢ - LỄ HỘI - TRIỂN LÃM - QUAN ĐIỂM- DỰ ÁN
(11)- Cao Bằng: 140 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm đặc sản các vùng miền
(Ngày đăng: 02/11/2024   Lượt xem: 64)

Sản phẩm đặc sản của tỉnh Cao Bằng từng bước khẳng định vị thế, được thị trường đón nhận rất tích cực, giúp người nông dân mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm.

 

Sản phẩm miến dong của Doanh nghiệp tư nhân Hoa Ly Ly, phường Sông Bằng (Thành phố) được đóng gói tham gia Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP tỉnh năm 2024. Ảnh: Đức Dũng/BNEWS/TTXVN

Tối 1/11, Ủy ban nhân dân tỉnh Cao Bằng khai mạc Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP năm 2024.
Sự kiện nhằm giúp các doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ thể quảng bá, kết nối giao thương sản phẩm OCOP, sản phẩm làng nghề và đặc sản vùng miền trong cả nước cũng như triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2021-2025 được đồng bộ, hiệu quả.

Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tỉnh Cao Bằng năm 2024 diễn ra từ ngày 1-5/11, tại Trung tâm quảng trường km 5, phường Đề Thám (Thành phố Cao Bằng). Hội chợ có sự tham gia của 23 tỉnh, thành trong cả nước với quy mô 140 gian hàng trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc sản các vùng miền.

Tỉnh Cao Bằng hiện có 144 sản phẩm OCOP (gồm 13 sản phẩm OCOP 4 sao và 131 sản phẩm OCOP 3 sao) thuộc 4 nhóm sản phẩm. Trong đó có 124 sản phẩm thuộc nhóm thực phẩm, 11 sản phẩm thuộc nhóm đồ uống, 6 sản phẩm thuộc nhóm thủ công mỹ nghệ, 3 sản phẩm thuộc nhóm dịch vụ du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái và điểm du lịch. Trong số 91 chủ thể thực hiện có 34 hợp tác xã, tổ hợp tác, 10 doanh nghiệp, 47 hộ sản xuất kinh doanh.

Sản phẩm đặc sản của tỉnh Cao Bằng từng bước khẳng định vị thế, được thị trường đón nhận rất tích cực, giúp người nông dân mở rộng quy mô sản xuất, tăng giá trị sản phẩm. Từ đó, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Tuy nhiên, việc phát triển sản phẩm đặc sản vùng miền của Cao Bằng còn một số khó khăn như: vùng nguyên liệu đầu vào còn nhỏ lẻ, manh mún; quy mô sản xuất còn nhỏ; năng lực các chủ thể chưa cao. Cùng với đó là công nghệ chế biến và bảo quản sau thu hoạch chưa phát triển, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định...
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Văn Thạch đề nghị, các sở ban ngành, địa phương và người dân cần thay đổi nhận thức về sản xuất hàng hoá theo hướng liên kết chuỗi giá trị sản phẩm; có quy hoạch, phát triển và liên kết vùng nguyên liệu bền vững. Đồng thời, phát triển nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng công nghệ vào chế biến và bảo quản sau thu hoạch; hỗ trợ xúc tiến thương mại để hỗ trợ các chủ thể tham gia các sự kiện, chương trình, lễ hội, hội chợ tại các tỉnh, thành trên cả nước nhằm quảng bá thương hiệu sản phẩm OCOP, giúp chủ thể mở rộng thị trường tiêu thụ.
                                                 Theo:  bnews.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

3
Đang xem:
74.242.291
Tổng truy cập: