HỘI CHỢ - LỄ HỘI - TRIỂN LÃM - QUAN ĐIỂM- DỰ ÁN
Cuộc “đối thoại” của gốm Hương Canh, lời nhắc về bảo tàng di sản nghề gốm
(Ngày đăng: 04/01/2024   Lượt xem: 36)

Ngày mai, 5/1/2024, tại tầng 3 – Phòng nghệ thuật, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 65 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội sẽ diễn ra triển lãm: Gốm Hương Canh – Đối thoại giữa truyền thống và hiện đại.

Đây là triển lãm đầu tiên, quy mô chuyên về một làng gốm, có vựng tập giới thiệu chi tiết từng tác giả.

Triển lãm này là một lời nhắc về việc bảo tồn di sản, về việc bảo tồn làng nghề. Đó còn là câu chuyện về công nghiệp văn hóa, chuyện liên kết giữa nghệ nhân và các nhà thiết kế, các nghệ sĩ, liên kết giữa làng nghề với du lịch khám phá trải nghiệm…

"Vô ngã vô ưu" Tác phẩm của Họa sĩ, Giám tuyển Lê Thiết Cương

"Vô ngã vô ưu" Tác phẩm của Họa sĩ, Giám tuyển Lê Thiết Cương

Triển lãm là một cách thức bảo tồn. Bảo tồn truyền thống bằng nghệ thuật hiện đại, làm cho truyền thống sống được trong đời sống hiện đại là cách bảo tồn bền vững nhất, trên cái nền truyền thống là tinh thần vẻ đẹp hiện đại. Bảo tồn bằng thẩm mỹ hiện đại để truyền thống ấy mới hơn và di sản ấy hiện đại hơn.
"Se sợi"- Nguyễn Lưu

"Se sợi"- Nguyễn Lưu

9 nghệ sĩ / nghệ nhân tham gia bày gần 100 tác phẩm gốm và gốm điêu khắc trên chất liệu gốm thủ công làng nghề truyền thống Hương Canh (Vĩnh Phúc) gồm: nhà điêu khắc Lê Ngọc Hân (giảng viên trường đại học Công nghiệp), họa sĩ – nhà điêu khắc Nguyễn Lưu, họa sĩ Lê Thiết Cương, họa sĩ Lê Ngọc Ly, họa sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, nhà điêu khắc Nguyễn Hồng Quang, cùng các nghệ nhân của làng nghề là Nguyễn Giang Anh, Nguyễn Thị Hằng...
Chân dung- Lê Ngọc Ly

Chân dung- Lê Ngọc Ly

Triển lãm này còn có khách mời đặc biệt là nghệ nhân Giang Thị Nhạn, 73 tuổi. Bà là thợ chuốt gốm và là người trong tổ mặt hàng mới của hợp tác xã gốm (Tam Đồng) khi xoá bỏ bao cấp bà cùng chồng và con mở lại nghề gốm truyền thống tại gia đình năm 1994 mặt hàng chủ yếu là gốm dân dụng như chum, vại, tiểu sành… Bà là con của cụ Giang Văn Tụ, thợ bậc thầy trong ngành đun đốt của hợp tác xã nên bà được kế thừa tinh hoa nghề. Bà đã truyền nghề cho nhiều thợ trẻ về cách chuốt gốm và tạo hình trên gốm.
Bình rồng- Nghệ nhân Giang Thị Nhạn

Bình rồng- Nghệ nhân Giang Thị Nhạn

Làng gốm sành (không men) Hương Canh, xã Tam Canh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc là vùng gốm lâu đời, trong làng có đền thờ một tướng giỏi - tên là Trịnh Xuân Biền, ông và bà thiếp Bùi Thị Ái là tổ nghề của làng. Đất sét xanh và đất sét nâu (móng trâu) mà ông Trời dành tặng cho Hương Canh là chất Thổ đới Kim, cái vi lượng ô xit sắt (Fe203) tự nhiên ở trong đất Hương Canh đã làm nên nước da nâu cháy mộc mạc khỏe khoắn của gốm sành Hương Canh. Đất thì quánh dẻo và nhiều sắt, nước sông Cánh (một nhánh của sông Cà Lồ) chính là nước tưới ruộng tạo ra giống lúa ré Cánh và lò Hương Canh vẫn đốt củi, nhiệt độ trên 1000 độ C. Lửa táp trực tiếp vào sản phẩm, mạnh nhẹ, nhiều ít tạo ra chỗ bóng chỗ mờ, tạo ra đậm nhạt cực kỳ hấp dẫn.
Mèo, Nguyễn Hồng Quang

Mèo, Nguyễn Hồng Quang

"Noel", tác giả Lê Ngọc Hân

"Noel", tác giả Lê Ngọc Hân

Triển lãm trưng bày sản phẩm từ ngày 05/01 đến hết ngày 12/01/2024. Trong buổi khai mạc, nghệ nhân Giang Thị Nhạn sẽ trình diễn vuốt gốm trên bàn xoay. Giám tuyển: Họa sĩ Lê Thiết Cương.
                                         Theo:  anninhthudo.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

14
Đang xem:
72.499.911
Tổng truy cập: