HỘI CHỢ - LỄ HỘI - TRIỂN LÃM - QUAN ĐIỂM- DỰ ÁN
(29)-Hà Nội: Chiêm ngưỡng vũ khí cổ thời Lê phát hiện dưới lòng hồ Ngọc Khánh
(Ngày đăng: 16/12/2023   Lượt xem: 41)
Hà Nội: Chiêm ngưỡng vũ khí cổ thời Lê phát hiện dưới lòng hồ Ngọc Khánh

Năm 1983, dưới lòng hồ Ngọc Khánh (Hà Nội), các nhà khảo cổ tìm thấy hàng nghìn vũ khí của trường Giảng Võ - trường võ bị quốc gia đầu tiên dưới thời nhà Lê. Bảo tàng Hà Nội đang trưng bày và giới thiệu với công chúng số hiện vật quý hiếm này.

Nhân dịp kỷ niệm 18 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức triển lãm chuyên đề "Giảng Võ trường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê”. Trong đó, bộ sưu tập vũ khí thời Lê đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Đây là dịp hiếm hoi, các vũ khí có niên đại từ thế kỷ 15 đến 18 này có dịp tiếp cận công chúng. ảnh 1

Nhân dịp kỷ niệm 18 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam, Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức triển lãm chuyên đề "Giảng Võ trường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê”. Trong đó, bộ sưu tập vũ khí thời Lê đã được công nhận là bảo vật quốc gia. Đây là dịp hiếm hoi, các vũ khí có niên đại từ thế kỷ 15 đến 18 này có dịp tiếp cận công chúng.

Lịch sử của Giảng Võ trường được hình thành từ đầu thế kỷ XV, sau khi khởi nghĩa chống lại sự đô hộ của nhà Minh thắng lợi, nhà Lê được thành lập. Đây là nơi đào tạo chỉ huy và các binh sỹ thiện chiến. ảnh 2

Lịch sử của Giảng Võ trường được hình thành từ đầu thế kỷ XV, sau khi khởi nghĩa chống lại sự đô hộ của nhà Minh thắng lợi, nhà Lê được thành lập. Đây là nơi đào tạo chỉ huy và các binh sỹ thiện chiến.

Giảng Võ trường là trường võ bị quốc gia đầu tiên của kinh thành Thăng Long xưa, là khu vực luyện tập võ thuật, giảng dạy binh pháp, thao diễn quân sự cao cấp của triều đình phong kiến. Đây cũng là trung tâm luyện tập, khảo hạch và diễn tập quân sự lớn. Nhiều cuộc luyện quân diễn võ quy mô lớn đã được tổ chức tại đây. ảnh 3

Giảng Võ trường là trường võ bị quốc gia đầu tiên của kinh thành Thăng Long xưa, là khu vực luyện tập võ thuật, giảng dạy binh pháp, thao diễn quân sự cao cấp của triều đình phong kiến. Đây cũng là trung tâm luyện tập, khảo hạch và diễn tập quân sự lớn. Nhiều cuộc luyện quân diễn võ quy mô lớn đã được tổ chức tại đây.

Năm 1481, vua Lê Thánh Tông xây dựng điện Giảng Võ. Di tích điện Giảng Võ, sân điện Giảng Võ, các trường đấu võ, trường bắn... nằm trong khu vực gọi chung là trường Giảng Võ. Qua các di vật kiến trúc gốm, gỗ phát hiện được, có thể khẳng định đây là một công trình có quy mô lớn, thể hiện về một trường võ bị quốc gia thời Lê kéo dài hơn 3 thế kỷ (từ thế kỷ XV - XVIII). ảnh 4

Năm 1481, vua Lê Thánh Tông xây dựng điện Giảng Võ. Di tích điện Giảng Võ, sân điện Giảng Võ, các trường đấu võ, trường bắn... nằm trong khu vực gọi chung là trường Giảng Võ. Qua các di vật kiến trúc gốm, gỗ phát hiện được, có thể khẳng định đây là một công trình có quy mô lớn, thể hiện về một trường võ bị quốc gia thời Lê kéo dài hơn 3 thế kỷ (từ thế kỷ XV - XVIII).

Trưng bày Giảng Võ trường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê giới thiệu hơn 200 hiện vật, hình ảnh, tài liệu về Giảng Võ trường. Đặc biệt là bộ sưu tập vũ khí Ngọc Khánh gồm 111 hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia tại Quyết định số 41/QĐ-TTg (đợt 11, năm 2022). Đây là hiện vật vồ đập đất niên đại thế kỷ 15 - 18, làm bằng gỗ lim sử dụng trong xây dựng công trình. ảnh 5

Trưng bày Giảng Võ trường và bộ sưu tập vũ khí thời Lê giới thiệu hơn 200 hiện vật, hình ảnh, tài liệu về Giảng Võ trường. Đặc biệt là bộ sưu tập vũ khí Ngọc Khánh gồm 111 hiện vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận Bảo vật Quốc gia tại Quyết định số 41/QĐ-TTg (đợt 11, năm 2022). Đây là hiện vật vồ đập đất niên đại thế kỷ 15 - 18, làm bằng gỗ lim sử dụng trong xây dựng công trình.

Một số vật liệu xây dựng và hiện vật được phát hiện tại khu vực Giảng Võ trường ảnh 6

Một số vật liệu xây dựng và hiện vật được phát hiện tại khu vực Giảng Võ trường

Các súng lệnh dưới thời Lê được chế tác bằng đồng. Chúng được sử dụng nhằm phóng pháo hiệu chỉ huy, tiến hay lùi theo màu sắc pháo hiệu cháy phát ra. ảnh 8

Các súng lệnh dưới thời Lê được chế tác bằng đồng. Chúng được sử dụng nhằm phóng pháo hiệu chỉ huy, tiến hay lùi theo màu sắc pháo hiệu cháy phát ra.

 
Đây cũng là loại khí tài không thể thiếu trong quá trình huấn luyện binh lính. Trên thân súng có 3 chi tiết gồm 2 trụ dài và 1 gờ nổi có lỗ nhỏ để tra thuốc mồi gây nổ. ảnh 9

Đây cũng là loại khí tài không thể thiếu trong quá trình huấn luyện binh lính. Trên thân súng có 3 chi tiết gồm 2 trụ dài và 1 gờ nổi có lỗ nhỏ để tra thuốc mồi gây nổ.

Các mẫu vật vũ khí câu liêm được trưng bày trong triển lãm. ảnh 10

Các mẫu vật vũ khí câu liêm được trưng bày trong triển lãm.

Câu liêm được sử dụng nhiều trong thủy chiến hoặc chiến đấu trên lưng voi, nhằm tăng sức phòng thủ. Khả năng sát thương của chúng cũng cao hơn các loại vũ khí khác, bởi chúng có thể vừa đâm, vừa móc. Loại binh khí này được quân đội nhà Lê sử dụng phổ biến và cũng cho thấy giai đoạn này, thủy quân rất được chú trọng đào tạo. ảnh 11
Câu liêm được sử dụng nhiều trong thủy chiến hoặc chiến đấu trên lưng voi, nhằm tăng sức phòng thủ. Khả năng sát thương của chúng cũng cao hơn các loại vũ khí khác, bởi chúng có thể vừa đâm, vừa móc. Loại binh khí này được quân đội nhà Lê sử dụng phổ biến và cũng cho thấy giai đoạn này, thủy quân rất được chú trọng đào tạo.
Móc câu chùm dùng để quăng, móc đối phương, giật mạnh cho ngã, kéo lê trên mặt đất. Móc câu chùm cũng được trang bị cho thủy quân. ảnh 12
Móc câu chùm dùng để quăng, móc đối phương, giật mạnh cho ngã, kéo lê trên mặt đất. Móc câu chùm cũng được trang bị cho thủy quân.
Đa số vũ khí được làm từ sắt, riêng súng lệnh được đúc bằng hợp kim đồng và đạn bằng đá. Chúng chủ yếu được chế tạo bằng phương pháp rèn đập thủ công nên không trùng lặp với bất cứ bộ sưu tập vũ khí nào ở Việt Nam đến thời điểm này. ảnh 13

Đa số vũ khí được làm từ sắt, riêng súng lệnh được đúc bằng hợp kim đồng và đạn bằng đá. Chúng chủ yếu được chế tạo bằng phương pháp rèn đập thủ công nên không trùng lặp với bất cứ bộ sưu tập vũ khí nào ở Việt Nam đến thời điểm này.

Nhiều nhà khảo cổ nhận xét bộ sưu tập vũ khí dưới lòng hồ Ngọc Khánh đa dạng về loại hình, hình dáng khỏe khoắn hơn hẳn so với các sưu tập vũ khí thời Trần từng được phát hiện. ảnh 14
Nhiều nhà khảo cổ nhận xét bộ sưu tập vũ khí dưới lòng hồ Ngọc Khánh đa dạng về loại hình, hình dáng khỏe khoắn hơn hẳn so với các sưu tập vũ khí thời Trần từng được phát hiện.
Từ nguồn sử liệu cũng như những phát hiện khảo cổ học, có thể khẳng định trường Giảng Võ xưa là một công trình có quy mô bề thế, thể hiện việc coi trọng quân sự, quốc phòng của triều đình phong kiến. ảnh 15

Từ nguồn sử liệu cũng như những phát hiện khảo cổ học, có thể khẳng định trường Giảng Võ xưa là một công trình có quy mô bề thế, thể hiện việc coi trọng quân sự, quốc phòng của triều đình phong kiến.

                                               Theo: mekongasean.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

19
Đang xem:
72.474.414
Tổng truy cập: