HỘI CHỢ - LỄ HỘI - TRIỂN LÃM - QUAN ĐIỂM- DỰ ÁN
Đồ gỗ xưa
(Ngày đăng: 09/03/2016   Lượt xem: 1705)

“Đồ gỗ xưa” là một triển lãm trưng bày khoảng 30 món đồ gỗ gia dụng của Việt Nam, niên đại thế kỷ 19 cho đến những năm đầu thế kỷ 20.

Đó là những món đồ được chọn ra trong bộ sưu tập của Gallery 39A Lý Quốc Sư, Hà Nội với đủ các loại từ bàn ghế, giường tủ, hoành phi, câu đối…

“Đồ gỗ xưa” không chỉ là câu chuyện về bàn ghế, ẩn chứa bên trong nó là những câu chuyện khác, chuyện về kỹ thuật, tay nghề mộc, đục, chạm, khắc, tiện. Qua bàn tay tài hoa của những người thợ, những bàn ghế giường tủ… ấy đã là những tác phẩm điêu khắc. Vẻ đẹp và sự hợp lý của tỉ lệ: To nhỏ, cao thấp, ra vào, thu thách, đặc rỗng đã biến những bàn ghế ấy thành những tác phẩm thiết kế mẫu mực. Nghệ thuật tức là sáng tạo, cũng là đồ án rồng nhưng lúc thì mây hóa long, lúc thì trúc hóa long, lúc thì lưỡng long chầu nguyệt. Rất phong phú! Cũng là hoành phi nhưng lúc thì chữ nổi, lúc thì khắc chìm, lúc thì thếp vàng, lúc thì cẩn bằng gốm men lam.

 

 

Đồ gỗ Việt những năm đầu thế kỷ 20 có một cuộc giao lưu tuyệt vời với đồ gỗ Châu Âu khi người Pháp mang sang xứ Đông Dương những bộ bàn ghế để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt cũng như cho văn phòng công sở. Cơ chế của giao lưu là cho nhận, vừa cho vừa nhận, cả bên cho và bên nhận đều được. Nhận thêm cái hay, cái mới của người để làm giàu có, làm đẹp cho mình. Những bộ bàn ghế có dáng sofa của Châu Âu kết hợp với họa tiết Á Đông thật duyên dáng. Những bàn ghế dáng chân cẳng hươu kiểu Louis XIV được trang trí cùng hoa văn chữ Thọ cách điệu thật hài hòa. Không chỉ trong kiến trúc mà trong đồ gỗ nội thất đã hình thành một trường phái nghệ thuật Đông Dương.

 

Những hoa văn họa tiết, chữ nghĩa trên “Đồ gỗ xưa” ấy đã kể lại không chỉ câu chuyện của bàn ghế mà là những câu chuyện người, chuyện của người làm ra nó và người dùng nó. Qua những họa tiết tứ linh, tứ quý, long ly quy phượng, xuân hạ thu đông, tùng cúc trúc mai, qua những tích như sen vịt, hoa điểu, con dơi đồng tiền, chữ phúc chữ thọ người ta thấy được cả tâm tính của một thời, thời trọng chữ nghĩa, trọng văn hóa, trọng tinh thần. Nghề mộc thủ công hôm nay vẫn phát triển nhưng tay nghề mai một vì lạm dụng máy móc (các loại máy cưa, bào, đục). Đồ gỗ nay xảo quá, khôn khéo quá, không còn đẹp và duyên kiểu làm tay. Đồ bây giờ làm hàng loạt, chạy theo thị hiếu tầm thường của một đời sống tôn sùng vật chất nên tất cả đều bóng lộn, to cao lênh khênh, hoa hòe hoa sói, rối rắm, cầu kỳ. Chỉ tiếc cho một truyền thống đẹp đã không được kế thừa. Xã hội nào, người tiêu dùng ấy, người tiêu dùng nào thì sản phẩm ấy. Cái này là tấm gương của cái kia.

 

 

Đồ gỗ xưa cho người xem thấy được bàn tay khéo léo của những người thợ thủ công truyền thống trong các nghề mộc, điêu khắc, nghề chạm khảm, nghề sơn ta, sơn mài, sơn quang dầu. “Đồ gỗ xưa” cũng cho thấy một phần của các nghề trang trí, thiết kế, mỹ thuật. Và trên hết, qua Đồ gỗ xưa, chúng ta thấy được văn hóa. Cùng với các nghề thủ công khác, nghề thiết kế đồ gỗ là di sản quý giá của cha ông để lại.

                                                                                  Theo laodong.com.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

5
Đang xem:
72.518.391
Tổng truy cập: