KIẾN TRÚC VIỆT TRUYỀN THỐNG (Traditional Vietnamese architecture)
(65)- Ngôi nhà cổ trải qua gần hai thế kỷ vẫn lưu giữ nguyên vẹn phong cách Nam Bộ xưa
(Ngày đăng: 24/08/2023   Lượt xem: 97)

Ngôi nhà cổ của gia đình ông Trần Tuấn Kiệt ở xã Đông Hòa Hiệp (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) được xây từ năm 1838, là một trong 'Cửu đại mỹ gia' (ngôi nhà đẹp) của Việt Nam và được UNESCO châu Á công nhận Di sản văn hóa.

Cổng vào ngôi nhà cổ của gia đình ông Kiệt tọa lạc ở số 22, tổ 1, ấp Phú Hòa, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Cổng vào ngôi nhà cổ của gia đình ông Kiệt tọa lạc ở số 22, tổ 1, ấp Phú Hòa, xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Trải qua gần hai thế kỷ, ngôi nhà vẫn lưu giữ được nguyên vẹn phong cách nhà Nam Bộ xưa và đã được Tổ chức UNESCO châu Á chứng nhận là Di sản Văn hóa. Trong ảnh: Du khách tham quan nhà cổ Ông Kiệt.

Trải qua gần hai thế kỷ, ngôi nhà vẫn lưu giữ được nguyên vẹn phong cách nhà Nam Bộ xưa và đã được Tổ chức UNESCO châu Á chứng nhận là Di sản Văn hóa. Trong ảnh: Du khách tham quan nhà cổ Ông Kiệt.

Bà Lê Thị Chính (đứng giữa), vợ ông Trần Tuấn Kiệt giới thiệu với du khách về những nét độc đáo của ngôi nhà cổ.

Bà Lê Thị Chính (đứng giữa), vợ ông Trần Tuấn Kiệt giới thiệu với du khách về những nét độc đáo của ngôi nhà cổ.

Tủ thờ được giữ nguyên bản từ xưa tại gian thờ chính của căn nhà cổ ông Kiệt.

Tủ thờ được giữ nguyên bản từ xưa tại gian thờ chính của căn nhà cổ ông Kiệt.

Bức hoành phi tại gian chính của căn nhà cổ ông Kiệt.

Bức hoành phi tại gian chính của căn nhà cổ ông Kiệt.

Nằm ẩn mình giữa một vườn cây ăn trái rộng 1,8 ha. Ngôi nhà 5 gian, rộng gần 1.000 m2 với 108 cây cột làm bằng loại gỗ căm xe quý hiếm.

Nhà được xây vào khoảng năm 1838. Trải qua gần 200 năm nhưng ngôi nhà vẫn còn như nguyên vẹn.

Trên các vì kèo, ô cửa, bao lan… bằng gỗ người ta thấy có nhiều hình chạm khắc theo mô típ tùng, cúc, trúc, mai rất tinh tế và điêu luyện.

Ngoài ra, trong nhà vẫn còn giữ được nhiều bộ liễn đối khảm xà cừ, các bộ bàn ghế chạm trổ rất công phu và nhiều vật dụng bằng sứ quý hiếm.

Bà Lê Thị Chính, vợ của ông Trần Tuấn Kiệt cho biết, thời xưa, ông cố của chồng bà là quan tri huyện, là người rất thích chơi đồ cổ nên đã thuê thợ giỏi từ ngoài kinh đô Huế vào dựng mất mấy năm trời mới xong ngôi nhà này. Ông cũng đã bỏ rất nhiều tiền của để sưu tầm được rất nhiều đồ cổ quý hiếm.

Năm 2002, Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đã tài trợ hơn 1,8 tỷ đồng để sửa chữa lại ngôi nhà này, đồng thời cử một nữ kiến trúc sư người Nhật đến ăn ở tại chỗ để giám sát công việc trong hơn 6 tháng liền.

Nhờ đó, các chuyên gia Nhật Bản đã phục chế được toàn bộ kiến trúc của ngôi nhà và vật dụng trang trí bên trong nhà theo đúng nguyên bản như xưa.

(theo Sở VH-TT và DL Tiền Giang)

                                        Theo: baothegioi.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

16
Đang xem:
72.484.518
Tổng truy cập: