KIẾN TRÚC VIỆT TRUYỀN THỐNG (Traditional Vietnamese architecture)
Liệu có giữ được hồn phố cổ?
(Ngày đăng: 14/12/2012   Lượt xem: 685)
Ban Quản lý phố cổ Hà Nội vừa tổ chức tuyên truyền tài liệu hướng dẫn người dân về "Cải tạo, xây dựng mới trong phố cổ Hà Nội”. Trước đó, để bảo tồn các giá trị kiến trúc trong khu phố cổ, UBND TP Hà Nội ban hành Điều lệ tạm thời quản lý xây dựng, bảo tồn, tôn tạo khu phố cổ. 



Phố Tạ Hiện sau khi đã được cải tạo

Quyết bảo tồn phố cổ

Khu phố cổ Hà Nội được xếp hạng di tích lịch sử quốc gia từ năm 2004. Tuy nhiên cùng với quá trình phát triển kinh tế, nhiều hộ dân trong khu phố cổ Hà Nội đã cải tạo nhà tự phát, với mục đích cải thiện cuộc sống, hoạt động kinh doanh tốt hơn nhưng không theo mẫu kiến trúc thống nhất nào.

Lần này, nhằm giữ gìn hồn cốt phố cổ, UBND TP Hà Nội đã có những hướng dẫn mang tính cụ thể hơn. Chẳng hạn, tại khu chỉnh trang theo quy định hiện có Việt Nam , với lớp ngoài sát mặt đường xây 3 tầng, lớp trong 4 tầng (16 m), nay sẽ nâng lên lớp ngoài 4 tầng, lớp trong 5 tầng. Việc nâng tầng này sẽ tạo điều kiện cho người dân mở rộng không gian sinh hoạt, kinh doanh. Cùng với đó, sau hơn 10 năm phối hợp với các chuyên gia nước ngoài, BQL phố cổ Hà Nội cũng giới thiệu 6 mẫu kiến trúc đặc trưng theo phong cách nhà truyền thống Việt Nam, kiểu Trung Hoa, kiểu châu Âu và thời kỳ 1954 - 1986 để người dân căn cứ vào đó cải tạo, xây mới công trình xây dựng trong khu phố cổ Hà Nội.

Có thể thấy, trong khi các thành phố lớn ở châu Á đang xóa bỏ những khu đô thị cổ, xây dựng những thành phố mới hiện đại thì Hà Nội tập trung bảo tồn di sản phố cổ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa, thu hút khách du lịch. Hiện thành phố cũng đang xây dựng Quy chế quản lý quy hoạch – kiến trúc khu phố cổ Hà Nội nhằm quản lý tốt hơn công tác tu bổ, tôn tạo, xây mới các công trình trong phố cổ góp phần gìn giữ đặc trưng kiến trúc phố cổ Hà Nội.

Cố giữ hồn cốt của di sản

Từ tháng 7-2012, sau gần 1 năm hoàn thành Dự án cải tạo mặt đứng, phố Tạ Hiện được xem như khuôn mẫu cho việc thực hiện các dự án cải tạo tiếp theo ở phố cổ Hà Nội. Dẫu vậy, theo KTS Nguyễn Hoàng Long - Viện Quy hoạch Kiến trúc đô thị và nông thôn, Chủ nhiệm Dự án nói trên thì việc cải tạo một đoạn phố Tạ Hiện chưa nói được nhiều. Song qua một số đề án chỉnh trang tuyến phố Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Đồng Xuân, rồi tuyến phố Lãn Ông… đã cho chúng ta thấy rõ hơn cái khó trong việc tu bổ, bảo tồn phố cổ đó là cơ chế quản lý, chế độ, chính sách vẫn còn khập khiễng, không đồng tốc với cơ chế thị trường. Chẳng hạn, hiện tại công tác cải tạo, tu bổ, bảo tồn phố cổ đang dựa vào "Điều lệ tạm thời quản lý xây dựng, bảo tồn và tôn tạo khu phố cổ Hà Nội” (Quyết định số 45/1999/QĐ-UBND TP Hà Nội). Mà phàm cái gì "tạm thời” thì có thể hiểu là còn chưa chính thức, chính điều này đã gây cản trở quá lâu trong công tác quản lý xây dựng bảo tồn và tôn tạo khu phố cổ Hà Nội.

Giờ đây, cho dù đã được bày cách để cải tạo, xây dựng mới trong khu phố cổ Hà Nội thì nhiều người vẫn lo lắng: liệu mỗi người dân sinh sống trong đó có toàn tâm, toàn ý cho việc giữ gìn vẹn nguyên hồn cốt của băm sáu phố phường hay không? Hơn thế, đã có rất nhiều di tích sau khi tu bổ đã bị khoác lên một hình hài mới mẻ, không còn lại dấu xưa cổ kính.

KTS Nguyễn Hoàng Long cũng cho rằng, đây chính là điểm yếu, là sự loay hoay mãi khi bàn đến chuyện cải tạo, trùng tu và tôn tạo phố cổ Hà Nội nói riêng và tôn tạo, tu bổ di tích nói chung. Theo đó, để việc cải tạo phố cổ không làm mất đi hồn cốt, trước hết cần thực hiện đúng quy trình bảo tồn di sản kiến trúc và đô thị. Cần có sự trao đổi thực sự dân chủ, minh bạch, lấy lợi ích của người dân là quan trọng và mục tiêu bảo tồn là cốt lõi. Chỉ như vậy người dân sinh sống tại khu phố cổ mới tự nguyện muốn gìn giữ và phát triển những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể nơi họ đang sở hữu.
                                                                                                              Theo: Đại Đoàn Kết
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

1
Đang xem:
72.518.745
Tổng truy cập: