KIẾN TRÚC VIỆT TRUYỀN THỐNG (Traditional Vietnamese architecture)
Nhà thờ Mằng Lăng
(Ngày đăng: 08/12/2012   Lượt xem: 898)

Đến với vùng đất “núi Nhạn - sông Đà”, hẳn ai cũng muốn ghé thăm nhà thờ Mằng Lăng để tận hưởng cảm giác bình yên giữa chốn thánh đường. Nhà thờ được xây dựng vào năm 1892, do một vị linh mục người Pháp tên Joseph de La Cassagne mà người dân xứ đạo tại đây gọi tên theo tiếng Việt là Cổ Xuân phụ trách thi công.

Tên gọi của nhà thờ là “Mằng Lăng” nghe khá độc đáo và cũng có nguồn gốc của nó. Hơn 100 năm trước, khu vực An Thạch dân cư thưa thớt, cây rừng che kín cả lối đi, trong đó có một loài cây mọc rất nhiều, to lớn, tán phủ rộng, lá cây hình bầu dục, hoa chùm, nở ra màu tím hồng, được người dân trong vùng gọi là Mằng Lăng Việt Nam . Dấu vết khu rừng Mằng Lăng ấy giờ không còn nhưng nhà thờ vào thời điểm đó đã được đặt tên theo loại cây quý này. Trong nhà thờ hiện còn giữ một chiếc bàn mặt tròn làm bằng gỗ Mằng Lăng từ thuở vừa xây dựng, có đường kính đến 1,5m.

a1.jpg

a2.jpg

a3.jpg

Nhà thờ Mằng Lăng nằm trong khuôn viên rộng chừng 5.000m2 với không gian thoáng, đẹp.
a4.jpg
Thánh đường cổ kính.

a5.jpg

a6.jpg
Không gian bên trong nhà thờ luôn tĩnh lặng để mọi người có thể cầu nguyện.

a7.jpg

a8.jpg
Những phù điêu trong Phòng Truyền thống Anrê Phú Yên.

a9.jpg
Du khách tham quan, tìm hiểu lịch sử nhà thờ Mằng Lăng.


«...
          Tại nhà thờ Mằng Lăng hiện còn lưu giữ cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ của Việt Nam, in năm 1651 tại Roma, Italia, là quyển giáo lý “Phép giảng tám ngày” của Alexandre de Rhodes.

Nhà thờ Mằng Lăng nằm trong khuôn viên rộng chừng 5.000m vuông với không gian thoáng mát, rợp bóng cây xanh và những hàng cây sakê toát lên sự mạnh mẽ. Ban đầu, nhà thờ được sơn màu trắng, tuy nhiên, theo thời gian đã ngả sang màu đen xám và trở thành một bức tranh thủy mặc hữu tình bên dòng sông Kỳ Lộ chảy hiền hòa. Mặt tiền nhà thờ có kiểu kiến trúc gothique đầy chất mỹ thuật. Hai bên là hai lầu chuông, chính giữa là thập tự giá đã lấm tấm phủ rêu. Bước vào bên trong, bạn có thể thấy hai chiếc dây kéo chuông báo lễ và may mắn thì được chứng kiến cảnh kéo dây để tiếng chuông nhà thờ ngân vang, rộn rã cả một xóm đạo. Hai mặt bên hành lang nhà thờ được thiết kế theo hình búp măng cách điệu, đẹp mắt. Đặc biệt, khu thánh đường bên trong nhà thờ có thể khiến bạn choáng ngợp qua những khung cửa sổ rực rỡ sắc màu, những bức tường phủ sơn màu nâu vàng và mái trần gỗ bóng mượt treo những chiếc đèn cổ…

Để hiểu rõ về lịch sử hình thành và phát triển của nhà thờ Mằng Lăng, bạn có thể tìm hiểu thông tin qua Phòng Truyền thống, mang tên Anrê Phú Yên (Anrê lấy từ tên thánh Andrew), nơi lưu trữ và trưng bày tất cả những tư liệu, hiện vật liên quan đến nhà thờ. Tại đây, hiện còn lưu giữ cuốn sách in đầu tiên bằng chữ quốc ngữ của Việt Nam, in năm 1651 tại Roma, Italia. Đó là quyển giáo lý “Phép giảng tám ngày” của Alexandre de Rhodes, người được xem là cha đẻ của chữ quốc ngữ.

Đến nhà thờ Mằng Lăng, ngay từ con đường vào, hai hàng cau rợp bóng dẫn lối bạn vào khung cảnh tĩnh lặng, yên bình. Hàng cửa to bản trước nhà thờ lúc nào cũng rộng mở để du khách có thể vào tận bên trong giáo đường thỏa sức khám phá những nét kiến trúc cổ độc đáo. Từ những bức tượng nho nhỏ, những góc tường sơn màu xám lấm tấm màu thời gian đến cái bàn cầu nguyện…, tất cả như đang tạo nên một không gian huyền bí và thánh thiện cho giáo đường Mằng Lăng./.

Nguồn: Báo ảnh Việt Nam

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

2
Đang xem:
72.518.752
Tổng truy cập: