KIẾN TRÚC VIỆT TRUYỀN THỐNG (Traditional Vietnamese architecture)
Phủ thờ công chúa Ngọc Sơn - một di sản sống
(Ngày đăng: 27/11/2012   Lượt xem: 1372)

Nhà vườn Ngọc Sơn công chúa qua nhiều biến đổi của thời gian, vẫn giữ được nguyên vẹn tinh thần, cốt cách.

Phủ thờ công chúa Ngọc Sơn (người dân Huế và khách du lịch vẫn gọi là nhà vườn Ngọc Sơn công chúa), hiện tọa lạc tại địa chỉ 31 Nguyễn Chí Thanh, phường Phú Hiệp, thành phố Huế.

Công trình được xây dựng vào năm 1921 dưới thời vua Khải Định, là nơi thờ công chúa Ngọc Sơn và là tư gia của phò mã Nguyễn Hữu Tiễn. Phủ thờ công chúa Ngọc Sơn được xây dựng tuân theo thuật phong thủy với những yếu tố minh đường, tiền án phía trước, tả  - hữu hai bên là thanh long - bạch hổ; phía sau có hậu chẩm.

Kiến trúc chính là một ngôi nhà rường 3 gian hai chái truyền thống với bộ khung kết cấu bằng gỗ, mái lợp ngói liệt; kế bên là nhà phụ, nhà bếp. Phía trước nhà là một khoảng sân vườn rộng rãi.

Công trình mở về hướng Tây, quay lưng ra đường để tránh những ồn ào bụi bặm. Lối vào nép bên sườn nhà thành một đường lượn cong cong, với hàng chè tàu cùng hai trụ cổng đơn giản không có mái vòm Việt Nam . Trên trụ cổng có đắp hình “Lân mẫu xuất lân nhi” - một đề tài mang ý nghĩa hạnh phúc gia đình.

Phủ thờ Công chúa Ngọc Sơn chịu ảnh hưởng của của kiến trúc và vật liệu - kỹ thuật xây dựng phương Tây. Các ô cửa sổ, cửa đi trong kính ngoài chớp, các công son bê tông cắm từ tường vươn ra đỡ hệ mái, những trang trí ở vòm cửa đầu hồi, trụ hiên sau… Tuy vậy, tất cả những chi tiết này vẫn hài hoà với cấu trúc và những chi tiết truyền thống của ngôi nhà rường như khung gỗ kết cấu, ngói liệt lợp mái, các chi tiết trang trí cùng ngoại thất sân vườn.

Hiện nay, phủ thờ công chúa Ngọc Sơn là tư gia, thư phòng của nhà nhà sử học, nhà nghiên cứu Phan Thuận An. Phu nhân của ông - bà Nguyễn Thị Sương là hậu duệ của phò mã Nguyễn Hữu Tiễn - người đã lập nên cơ ngơi này hơn 90 năm về trước.

Nhà vườn, phủ thờ Ngọc Sơn công chúa - một di sản, bảo tàng sống về văn hóa và con người Huế - hàng ngày được vợ chồng nhà nghiên cứu Phan Thuận An hương khói, chăm sóc và bảo tồn với một tinh thần Huế, cốt cách con người xứ Huế…

t1.jpg
Ngôi nhà quay lưng ra đường để có một không gian thoáng đãng, hướng nội về phía trong.
Hình tượng lân được gắn trên trụ cổng.

t2.jpg 

Bể cảnh và non bộ làm yếu tố minh đường và tiền án trước nhà.

 t3.jpg

Ao là yếu tố ngoại minh đường.

t4.jpg 

Những góc ngồi đơn sơ...

t5.jpg 

...và thú vị trong vườn.

t6.jpg 

Hàng rào tre xanh.

 t7.jpg

Ngôi mộ của Quận chúa Công Tôn Nữ Thị Trân.

t8.jpg 

Phía trước ngôi nhà .

t9.jpg 

Trang trí trên bờ chảy nhà chính.

t10.jpg 

Nội thất gian giữa căn nhà với hoành phi “Thế đốc trung trinh” bên ngoài.
 Hoành phi “Ngọc Sơn công chúa từ” bên trong.

t11.jpg 

Bộ vì kèo của khối nhà phía trước đơn giản, gác vào kèo hiên cũ một cách khéo léo.
Hệ vì kèo này kết hợp cùng tường thu hồi là kết cấu chịu lực cho bộ mái mới phía trước.

t12.jpg 

Nhà nghiên cứu Phan Thuận An, một con người, một nhân cách điển hình đất Huế.

Theo VOV online

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

5
Đang xem:
72.518.736
Tổng truy cập: