KIẾN TRÚC VIỆT TRUYỀN THỐNG (Traditional Vietnamese architecture)
Thủ phủ nhà sàn cổ hàng trăm năm tuổi ở Thanh Hóa
(Ngày đăng: 26/11/2012   Lượt xem: 1877)

Gần 300 ngôi nhà sàn cổ của dân tộc Mường tại làng Đăng, làng Thượng (thuộc xã Thạch Lâm, Thạch Thành, Thanh Hóa) vừa được công nhận là nhà sàn cổ truyền thống.

Nhà sàn không đơn giản chỉ là chỗ ở, mà còn là sự biểu hiện của lối sống, phong tục tập quán, tín ngưỡng của đồng bào Mường. Kiến trúc giản dị song lại lưu giữ trong lòng nó một giá trị lịch sử đặc sắc Việt Nam . Tính chất cổ xưa của nhà sàn Mường biểu hiện chính ở sự giản dị này cũng như biểu hiện ở kết cấu kỹ thuật và kiểu dáng của ngôi nhà.

Nhà sàn Mường là sự tiếp nối kiểu kiến trúc nhà sàn vốn có của người Việt cổ, còn người Việt (Kinh) do điều kiện sinh hoạt ở vùng đồng bằng nên đã chuyển dần từ nhà sàn sang nhà đất, điều đáng lưu ý là tuy chuyển sang làm nhà đất, song tên gọi các bộ phận chính trong ngôi nhà vẫn được lưu giữ, chẳng hạn cột cái, cột con, vì kèo, đòn nóc, đòn tay, rui mè...

Nhà sàn Mường không chỉ là một giá trị vật chất có bề dày lịch sử mà còn hàm chứa trong nó nhiều giá trị tinh thần đáng trân trọng. Vẻ đẹp bình dị, ấm cúng mà duyên dáng của nhà sàn Mường chỉ được tôn lên khi nó gắn với quần thể bản Mường, ẩn hiện trong cái dịu ngọt, huyền bí của thiên nhiên xứ Muờng.

 

 Nhà sàn cổ là một nét văn hóa đặc trưng của người Mường ở Thanh Hóa. Hiện tại xã Thạch Lâm đang kêu gọi người dân bảo vệ nhà truyền thống để giữ gìn lại nét văn hóa đặc trưng, song song với đó là du lịch.

 

 Khu vực này tuy đường xá đi lại khó khăn, cách đường Hồ Chí Minh hơn 20km (đường đồi núi), cách huyện lỵ Thạch Thành gần 30km, nhưng bù lại, ở rất gần khu du lịch Cúc Phương, thiên nhiên ưu đãi nhiều cảnh quan.

 

 Nhà sàn người Mường xây dựng theo bốn kiểu chính gồm có kiểu chôn cột, kiểu đặt thêm nhiều trụ và xà ngang trong nhà, kiểu thêm nhiều khóa giang và đòn bẩy, kiểu không có đốc hai bên nhà. Hiện cả xã có 7 ngôi nhà cổ có tuổi trên 200 năm được dựng theo lối kiến trúc Mường xưa là chôn cột làm trụ đỡ.

 

 Ông Nguyễn Văn Phúc, một người dân làng Thượng cho biết, hầu hết nhà sàn ở đây được dựng theo kiểu hình mai rùa với ba khoang chính (trong, ngoài và giữa), độ cao trong mỗi nhà sàn tương đối, nên khá mát mẻ.

 

 Nhà sàn cổ ở đây nằm đan xen nhau trên những thửa ruộng mới. Điểm hoang sơ là điều thú vị thu hút khách du lịch tới đây, tuy đường sá đi lại khó khăn nhưng theo người đứng đầu làng Thượng, 6 tháng đầu năm 2012 đã thu hút nhiều khách du lịch.

 

 Tại đây đã có nhiều gia đình làm du lịch tại nhà, đầu tư vào các tour khám phá thiên nhiên, văn hóa dân tộc Mường.

 

 Khu vực này bao quanh là đồi núi, quanh năm mây mù che phủ, thời tiết khá mát mẻ và dễ chịu.

 

Theo nhiều người dân có thâm niên xây nhà sàn, để xây dựng một ngôi nhà sàn theo kiểu ngày xưa phải mất từ hai đến ba năm và phải chọn được gỗ lim loại một làm cột trụ, nên hiện nay mọi người thường dựng nhà theo kiểu mới. Giá trị mỗi ngôi nhà sàn từ 40 đến 70 triệu đồng.

Trong nhà chia làm hai phần theo chiều ngang. Bên ngoài là nơi thờ tổ tiên với tiếp khách nam giới, bên trong là bếp cũng là nơi sinh hoạt của phụ nữ. Nhà Mường còn ước định phân chia theo chiều dọc thành các phần bên trên và bên dưới. Theo quan niệm những người lớn tuổi hay khách quan trọng được ngồi bên trên gần bàn thờ tổ tiên. Những thành phần có vị thế thấp hơn ngồi bên dưới gần cầu thang chính.

 

Kiếm được những ngôi nhà cổ trên 200 năm tuổi tại đây không khó, cấu trúc ngôi nhà cũng khá đơn giản, những cột trụ được làm bằng gỗ lim nên không sợ mốt mọt, từ sàn lên đến trần nhà khá cao tạo không gian thoáng mát. Phần sàn làm bằng gỗ lim, một loại gỗ thách thức thời gian không hề cong vênh.

 Cầu thang chính thường đặt ở đầu hồi bên phải, thang phụ dành cho phụ nữ đặt ở đầu hồi bên trái.

 Phần gầm sàn thường để gia súc, củi, cối giã gạo... Do vậy kiến trúc nhà Mường truyền thống chỉ có một ngôi nhà duy nhất.

Ngày nay, do quá trình tiếp biến văn hoá, đã xuất hiện nhiều kiến trúc khác nhau ở các vùng Mường của Thanh Hóa và Hòa Bình. Đặc biệt là kỹ thuật xây dựng nhà của người Việt ảnh hưởng ngày càng sâu tới kết cấu khung nhà Mường với các kiểu vì kèo quá giang hai cột, vì kèo giá chiêng bốn cột, trước kẻ sau bẩy...

                                                                                            Theo: Tinmoi - Thái an
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

7
Đang xem:
72.518.584
Tổng truy cập: