KIẾN TRÚC VIỆT TRUYỀN THỐNG (Traditional Vietnamese architecture)
Giếng làng
(Ngày đăng: 13/08/2012   Lượt xem: 895)

(VOV) - Giếng làng nay còn ít và cũng ít giá trị thực dụng,  nhưng những giá trị văn hoá của nó lại càng đậm trong tâm thức mọi người.

Hình ảnh cây đa, giếng nước, sân đình vốn là nét đặc trưng của kiến trúc làng Việt. Trong đó giếng làng tồn tại trong nếp sống sinh hoạt có từ thưở xa xưa.

Gần như làng nào cũng có ít nhất một giếng. Giếng làng hay còn gọi là giếng đất có chu vi hình tròn, hình vuông hay chữ nhật, được đào rộng như chiếc ao con Việt Nam . Xung quanh giếng và thành giếng xây gạch hoặc đá ong có nơi thì bằng đá hộc.

Giếng không chỉ là nơi cung cấp nguồn nước trong mát mà còn là nơi gặp mặt, chuyện trò của mọi người trong làng. Ðến tuần tiết, dân làng lấy nước giếng để lễ Phật, tế thành hoàng. Ngày hội làng, cũng nước giếng ấy được dùng để tắm thánh (lễ Mộc dục).

Giếng chùa Liên Bật -Ứng Hòa-Hà Nội gần thị trấn Vân Đình

Giếng Chùa nằm bên chùa Trăm Gian, nó đã có từ khi có chùa. Hiện nước vẫn trong sạch dùng được

Giếng đá cổ thôn Khu Cầu làng Yên Sở ( tên cũ là làng Kẻ Giá hay Cổ Sở -Hoài Đức-Hà Tây cũ. Giếng có từ thời Mã Viện sang xâm chiếm Việt Nam.

Xóm chùa Trăm Gian.

Giếng xóm Đình Mông Phụ- Đường Lâm

Giếng làng Chuông, ngay cạnh giếng là chợ Chuông, nơi chuyên bán các vật liệu để làm nón lá.

Nằm trong cụm di tích đình chùa Giao Sam, thôn Thích Chung xã Bá Hiến huyện Bình Xuyên tỉnh Vĩnh Phúc chiếc giếng vuông cổ 600 tuổi hiện vẫn còn nguyên vẹn. Theo người dân ở đây kể: “ Không rõ giếng xây dựng từ khi nào, chỉ nghe các cụ kể lại từ khi có chùa Giao Sam thì đã có giếng rồi! ”. Miệng giếng cổ hình vuông. Tang giếng cổ được ghép bởi bốn phiến đá sa thạch hình chữ nhật màu xanh.

Nghiêm Xuyên, Thường Tín, Hà Nội.

Bên hông chùa Láng (Hà Nội) còn có một giếng rộng lớn hình tròn theo kiểu giếng làng xưa

Giếng thôn Vũ Ngoại xã Liên Bật Huyện Ứng Hòa-Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội. Giếng hiện không còn dùng được chỉ để trồng sen. Bên cạnh giếng có chợ vẫn họp hàng ngày.

Giếng Ngọc trước đền thờ An Dương Vương ở Cổ Loa -Đông Anh-Hà Nội là nơi Trọng Thủy đã trầm mình sau khi biết Mỵ Châu bị vua cha xử chém. Giếng Ngọc nằm giữa một cái ao, nước trong giếng có màu nâu đỏ đặc.

Giếng Xa La-Hà Đông

Giếng cổ làng Giàn nay nằm tại số nhà 470 Xuân Đỉnh, Tây Hồ, Hà Nội. Hiện giếng đã cạn nước khoảng 20 năm nay nhưng giếng vẫn còn giá trị tâm linh.

Những cái giếng như ở  thôn Đông hiện nằm tại đầu ngõ 42 Xuân Đỉnh đã không còn sử dụng được và được khóa miệng lại.

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

6
Đang xem:
72.519.037
Tổng truy cập: