TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG - THỜI TRANG VIỆT
Hoa văn thổ cẩm của phụ nữ Cơtu: đẹp như hoa rừng
(Ngày đăng: 17/03/2014   Lượt xem: 483)

Xưa, khi người Cơtu vùng núi Quảng Nam chưa biết đến nghề dệt, họ đã tự chế từ vỏ của cây hơ mớt, hơ mon, hơ joong, ta đuých... để làm váy, áo, khố mặc che thân mỗi khi mùa Đông lạnh giá… Và khi nghề trồng bông phát triển, để có những màu sắc ưng cái bụng, người Cơtu phải tìm hiểu, nghiên cứu từ nhiều loại vỏ cây, ốc dưới suối, từ cây tà râm, từ củ ma rớt, từ cây ahứ, tìm màu vàng (rơơc) từ củ nghệ rừng, màu đỏ (brôông) từ những hòn đá cuội dưới suối, màu chàm từ vỏ ốc đốt thành bột trộn với hạt bắp ran cháy ...

Phụ nữ Cơtu làm bông.

Với thổ cẩm truyền thống, người Cơtu thích nhất là hoa văn bằng chì (hiện hoa văn này không còn thấy họ dùng nữa) thứ đến là hoa văn bằng cườm trắng (chrtu arát), loại hạt cườm làm bằng nhựa tổng hợp mua dưới xuôi.

Tuỳ thuộc vào từng lứa tuổi mà cách sáng tạo hoa văn bằng cườm khác nhau như: Hoa văn hình hoa tình yêu (abơlơm), hoa văn hình lá atút (dáng giống chiếc chong chóng), hoa văn hình các thiếu nữ Cơtu múa da dá (múa nữ), hoa văn hình lá trầu (a bá), hoa văn xoắn buộc Gươl (hơ ma ca ting), hoa văn cườm hình hàng rào (gơ roong), hoa văn hình mã não... Sau đó được dệt hoàn toàn bằng phương pháp thủ công nhưng các hoa văn hết sức tinh tế tạo thành những hoạ tiết hoa văn đặc sắc bằng cườm trắng trên nền chàm đen thể hiện tính thẩm mỹ và tài năng sáng tạo của người phụ nữ Cơtu rất cao.

Sản phẩm dệt của người Cơtu gồm nhiều loại như: áo cột tay (adoót), váy ngắn (cơ réch), váy dài (cơ đơớch), khố đàn ông (cha lon), tấm rèm (ư tuốc), tấm đón khách, tấm điệu trẻ, dây thắt ngực (cơtêêng pa pát), tấm choàng (aduông), tấm đắp (zrơ num), khăn đội đầu (chóch), võng, túi xách (chơ đhung)…

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Cơtu vùng núi Quảng Nam đã tạo nên tính đa dạng về màu sắc đi cùng với nhiều lễ hội lớn của buôn làng. Các thiếu nữ Cơtu trước khi đi lấy chồng được chị, mẹ, các bà bày cách trồng bông, dệt vải, quay sợi, kéo sợi đến các thao tác về dệt.... Nhờ đó mà nghề dệt thổ cẩm của họ được duy trì và phát triển từ đời nay sang đời khác.

Vào các dịp lễ hội của cộng đồng, làng đều tổ chức cho các bà, các chị thi tay nghề. Những sản phẩm dệt của bà con nơi đây luôn mang đậm sắc thổ cẩm riêng không những dùng làm đồ sinh hoạt trong gia đình mà còn được mang đi trao đổi buôn bán với các địa phương khác hoặc dùng làm quà tặng cho những khách quý hoặc bà con, họ hàng thân thuộc.

Phụ nữ Cơtu thôn Công Dồn, xã Zuôih, huyện Nam Giang(Quảng Nam) thu hoạch bông vải trồng trên đất rẫy.

Phụ nữ Cơtu thôn Công Dồn, xã Zuôih, huyện Nam Giang(Quảng Nam) thu hoạch bông vải trồng trên đất rẫy.

Qui trình se sợi

Qui trình se sợi

Hạt bông vải sau khi thu hoạch về đem ra tách hạt và phơi cho bông khô

Hạt bông vải sau khi thu hoạch về đem ra tách hạt và phơi cho bông khô

Qui trình quay sợi và kéo sợi thành búp

Qui trình quay sợi và kéo sợi thành búp

Qui trình bật bông

Qui trình bật bông

Qui trình giăng sợi vào khung dệt

Qui trình giăng sợi vào khung dệt

Qui trình tạo hoa văn gợn sóng trên thổ cẩm

Qui trình tạo hoa văn gợn sóng trên thổ cẩm

Trang phục truyền thống của thanh niên và nữ dân tộc Cơtu

Trang phục truyền thống của thanh niên và nữ dân tộc Cơtu

Thổ cẩm luôn đồng hành cùng họ trong các dịp lễ hội truyền thống.

Thổ cẩm luôn đồng hành cùng họ trong các dịp lễ hội truyền thống.

Hoa văn bằng chì trên nền vải trang phục truyền thống

Hoa văn bằng chì trên nền vải trang phục truyền thống

Theo: danviet

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

3
Đang xem:
72.519.271
Tổng truy cập: