KHO TƯ LIỆU NGHỆ THUẬT - THAM KHẢO - KHÁM PHÁ
Oản Việt chạm tới trái tim bạn bè quốc tế
(Ngày đăng: 05/03/2024   Lượt xem: 37)

Tại không gian trưng bày văn hóa, sản phẩm sáng tạo khu vực phố đi bộ Trần Nhân Tông (Hà Nội), nhiều du khách nước ngoài chen nhau 'check-in' tại gian hàng của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục Ngọc Ân bởi sự hấp dẫn của gian hàng và cũng bởi câu chuyện lạ sau những 'biểu tượng' bằng oản nghệ thuật đặc sắc này.

Tuổi thơ của người Việt chắc hẳn ai cũng gắn bó với món bánh khảo, hay còn gọi là “oản”. Oản không thể thiếu trong những ngày lễ, cũng là một món bánh dâng cúng lễ chùa, lễ đền và dâng lễ trên bàn thờ gia tiên.

Trước kia, oản đơn thuần chỉ có màu trắng, được bọc trong giấy bóng kính màu vàng, đỏ, có hình tòa tháp hay chiếc chuông. Sau này, người ta có thể trang trí màu thực phẩm trực tiếp lên oản để oản có nhiều màu sắc hơn.
Sản phẩm oản nghệ thuật của Ngọc Ân được tạo nên từ bàn tay của những người khuyết tật, tự kỷ. Oản nghệ thuật đã nhận nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế.

Sản phẩm oản nghệ thuật của Ngọc Ân được tạo nên từ bàn tay của những người khuyết tật, tự kỷ. Oản nghệ thuật đã nhận nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế.

Theo thời gian, oản được sáng tạo thành nhiều hình dáng, nhưng để “xây” thành những “tòa tháp” tinh xảo và đồ sộ thì chắc hẳn phải có sức sáng tạo vô cùng công phu. Những nghệ nhân của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Tâm lý - Giáo dục Ngọc Ân (Trung tâm Ngọc Ân) đã làm nên kỳ tích này và không ngừng khiến nhiều người trầm trồ, kinh ngạc. Đáng khâm phục hơn nữa, oản nghệ thuật với nhiều mô hình tinh xảo mang đậm nét Phật giáo lại được hình thành từ bàn tay của những người khuyết tật, tự kỷ.

Giới thiệu mô hình “Oản Phật giáo Ấn độ” với những du khách Việt Nam, Ấn Độ, Lào, Campuchia,… đến thăm gian hàng của Ngọc Ân, chị Đào Thanh Hoàn, Người sáng lập, Phó Giám đốc Trung tâm Ngọc Ân cho biết, mô hình được thực hiện bởi những bàn tay khéo léo của người khuyết tật, tự kỷ thể hiện sự đổi mới sáng tạo và tích cực của cộng đồng người khuyết tật trong việc thúc đẩy văn hóa và tôn giáo với nguyên liệu chính từ oản đường - một trong những vật phẩm không thể thiếu từ ngàn đời xưa để dâng lễ Chư Phật, Chư Thánh và lễ Tổ tiên vào ngày rằm hay các dịp lễ Tết dâng lễ cúng truyền thống của người Việt.

Chị Đào Thanh Hoàn (áo vàng) và anh Đỗ Văn Đạt (người khuyết tật, cũng là một nghệ nhân làm oản) giới thiệu với du khách quốc tế về ý nghĩa của oản Việt và quy trình làm ra sản phẩm.

Bằng đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ và sáng tạo, những người khuyết tật, tự kỷ đã tạo ra nhiều sản phẩm oản nghệ thuật độc đáo từ chiếc oản đường truyền thống. Những tác phẩm này không chỉ phản ánh sự sáng tạo và tinh thần cầu tiến của những người tạo ra mà còn chứa đựng thông điệp sâu sắc về lòng tin, sự mong muốn hướng mọi người tới tâm từ thiện, thực hiện lòng biết ơn, lan tỏa những giá trị tích cực trong xã hội và giáo dục cộng đồng về tôn giáo và nghệ thuật.

Oản nghệ thuật Ngọc Ân được làm chủ yếu từ đường trắng tinh luyện tinh hoa của đất trời, hương hoa bưởi Diễn đất Hà thành và gạo nếp cái hoa vàng. Gạo nếp được rang lên, xay mịn, trộn với đường kính tinh luyện, sau đó được đóng thành khuôn, hình dáng đa dạng.

Mỗi sản phẩm đều được chế tác với sự tâm huyết và tôn trọng đến tinh hoa của nghệ thuật Phật giáo cổ điển, đồng thời tiếp thu ý kiến thị trường hiện đại để tạo ra những tác phẩm độc đáo và ấn tượng phù hợp thị hiếu.

Gian hàng trưng bày được nhiều du khách trong nước và quốc tế "check-in"

Đằng sau những “tác phẩm” nghệ thuật tinh xảo này là những tháng ngày nỗ lực của những “nghệ nhân” làm oản. Theo chị Đào Thanh Hoàn, làm oản có nhiều công đoạn, làm oản nghệ thuật lại càng có nhiều công đoạn tỉ mỉ hơn, từ đóng oản cho đến kiến thiết theo mô hình kiến trúc là những tòa tháp cầu kỳ.

“Có những em có thể làm được việc này, cũng có em làm được việc kia, tùy vào độ khéo léo và khả năng linh hoạt của người khuyết tật, tự kỷ để bố trí các công đoạn phù hợp. Nhưng nhìn chung, các em đều rất chú tâm và yêu thích công việc này. Đặc biệt có những việc mà người tự kỷ lại làm vô cùng tốt như một kỹ năng trời ban”, chị Hoàn chia sẻ.

Nhiều mô hình oản nghệ thuật được thiết kế cầu kỳ, thật khó tin chúng được làm từ bột gạo, thực phẩm đơn thuần của người Việt.

Nhiều năm qua, Trung tâm Ngọc Ân đã nghiên cứu ứng dụng thành tựu khoa học tâm lý, giáo dục vào lĩnh vực can thiệp sớm và hỗ trợ cho trẻ rối loạn phát triển về thể chất, trí tuệ, năng lực học tập và những kỹ năng tự lập cơ bản. Tư vấn, thực nghiệm hướng nghiệp và liên kết với các tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người rối loạn phát triển.

Trung tâm đã ứng dụng thành công việc “Triển khai mô hình hỗ trợ thanh thiếu niên, người tự kỷ và khuyết tật phát triển bền vững trên địa bàn Thành phố Hà Nội ” với sản phẩm hướng nghiệp oản nghệ thuật.

Mô hình này mang đậm nét về sự tích cực và tiềm năng của những người khuyết tật, tự kỷ trong việc đóng góp vào xã hội và bảo tồn di sản Phật giáo nói chung. Thông qua việc khám phá, rèn luyện và phát triển sở thích và tài năng cá nhân, họ không chỉ có cơ hội tự thể hiện giá trị bản thân mà còn trở thành nguồn cảm hứng và hy vọng cho mọi người xung quanh hướng đến một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, an lành.

Hơn nữa, mô hình thể hiện ước muốn đối với sự phát triển văn hóa đối ngoại nhân dân, tăng cường hữu nghị và phát triển giao lưu về kinh tế - văn hóa với các nước, góp phần lan tỏa giá trị quốc gia, phẩm hạnh dân tộc của người khuyết tật, tự kỷ.

Gắn với tinh hoa của nghệ thuật Phật giáo cổ điển, đồng thời tiếp thu ý kiến thị trường hiện đại, Ngọc Ân đã thực hiện những tác phẩm độc đáo và ấn tượng phù hợp thị hiếu hiện nay, giúp người khuyết tật, tự kỷ tự hào tạo ra giá trị cho xã hội

“Chúng tôi mong muốn hỗ trợ người khuyết tật, tự kỷ làm nghề oản nghệ thuật lưu giữ giá trị văn hóa ẩm thực góp phần giữ hồn cho sắc Việt và lan tỏa, bảo tồn giá trị di sản Việt”, chị Đào Thanh Hoàn bày tỏ.

Những sản phẩm thực nghiệm hướng nghiệp “Oản nghệ thuật” do học viên khuyết tật và tự kỷ làm không chỉ mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc mà còn có tính thẩm mỹ cao, góp phần giữ gìn truyền thống “tốt đạo đẹp đời” trong văn hóa, lối sống của người Việt Nam.

Trước đó, sản phẩm oản nghệ thuật mang tên “Đồng tâm” của Ngọc Ân do người khuyết tật, tự kỷ thực hiện đã được chọn là món quà mang bản sắc dân tộc trao tặng Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ trong khuôn khổ Diễn đàn “Giao lưu văn hóa và kinh tế Việt Nam - Ấn Độ” 2023 diễn ra tại New Delhi, Ấn Độ.

                                              Theo:  laodongthudo.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

5
Đang xem:
72.475.487
Tổng truy cập: