KHO TƯ LIỆU NGHỆ THUẬT - THAM KHẢO - KHÁM PHÁ
Ngắm vẻ đẹp gốm sứ Lý - Trần qua bản phục chế
(Ngày đăng: 04/05/2016   Lượt xem: 400)

Khai mạc triển lãm "Sắc gốm Lý – Trần qua bản phục chế của Nghệ nhân ưu tú Trần Độ" tại cung Trường Sanh (Đại Nội Huế).

Khai mạc triển lãm "Sắc gốm Lý – Trần qua bản phục chế của Nghệ nhân ưu tú Trần Độ" tại cung Trường Sanh (Đại Nội Huế).

Sáng 29/4, tại cung Trường Sanh (Đại Nội Huế), Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế khai mạc Triển lãm "Sắc gốm Lý – Trần qua bản phục chế của Nghệ nhân ưu tú Trần Độ".

Hàng trăm hiện vật là những lư hương, chân đèn, bình lọ, chum, chéo… do nghệ nhân Trần Độ thuộc thế hệ thứ 18 dòng học Trần thực hiện với kỹ nghệ tráng men ngọc, lam, đá, men rạn... lưu giữ riêng của dòng họ này.

Ngoài ra, một số dòng sản phẩm gốm sứ phục cổ tiêu biểu khác của các thành viên trong gia đình nghệ nhân Trần Độ cũng được giới thiệu tại triển lãm như: Cặp chóe sứ mem rạn tứ linh cỡ lớn với chiều cao 2m của nghệ nhân Trần Mạnh Hùng hay một số sản phẩm thuộc dòng mem xanh trắng thời Nguyễn qua các cặp chóe… của các thành viên khác.

Ông Phan Thanh Hải - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế cho biết: Ở Việt Nam, nghề gốm đã ra đời và phát triển ở nhiều nơi từ cách đây hàng nghìn năm. Đến thời Lý (1010-1225) -Trần (1225-1400), kỹ thuật làm gốm đã lên đến đỉnh cao, được xem là giai đoạn vàng của gốm Việt Nam.

Nét đặc biệt của gốm thời Lý-Trần được thể hiện qua hình dáng, hoa văn trang trí, màu men và kỹ thuật nung.

Đồ gốm thời kỳ này có cốt gốm dày, trang trí men nâu trên nền men ngà hoặc phủ toàn bộ men nâu; loại hình phong phú, đa dạng với nhiều kích thước khác nhau.

Đặc điểm nổi bật của hình thức trang trí trên gốm Lý-Trần là kỹ thuật khắc chìm các họa tiết trên những mảng to và tô nâu trên nền men ngà, hoặc trang trí nổi kiểu phù điêu thể hiện những chủ đề về Phật giáo và Đạo giáo.

Cũng ở thời kỳ này, việc làm gốm tập trung phát triển một cách chuyên nghiệp, hình thành nên những trung tâm gốm sứ mà ngày nay vẫn còn hưng thịnh, một trong số đó là làng gốm Bát Tràng (Hà Nội).

Một góc triển lãm "Sắc gốm Lý – Trần qua bản phục chế của Nghệ nhân ưu tú Trần Độ".

Ngoài ra Trường Lang Tử Cấm Thành (Đại Nội Huế), Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế thuộc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước tổ chức triển lãm chuyên đề “Văn bản hành chính nhà nước qua Châu bản triều Nguyễn"- những văn bản hành chính hình thành trong hoạt động quản lý của nhà nước quân chủ nhà Nguyễn trên các lĩnh vực như chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế của đất nước giai đoạn thế kỷ 19 và nửa đầu thế kỷ 20.

Bên cạnh việc phản ánh các chính sách đối nội của triều Nguyễn, Châu bản còn thể hiện rõ mối quan hệ bang giao của triều Nguyễn với nhiều quốc gia trên thế giới như: Trung Quốc, Thái Lan, Lào, Campuchia, Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Hoa Kỳ… Đây cũng là nguồn sử liệu gốc quan trọng để biên soạn các bộ chính sử của triều Nguyễn như: Đại Nam thực lục, Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam liệt truyện, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Quốc triều chính biên toát yếu, Minh Mệnh chính yếu…

                                                                                     Theo giaoducthoidai.vn

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

12
Đang xem:
72.470.114
Tổng truy cập: