KHO TƯ LIỆU NGHỆ THUẬT - THAM KHẢO - KHÁM PHÁ
Làng nghề Đông Giao: Ô nhiễm sinh ra từ sự phát triển
(Ngày đăng: 22/03/2016   Lượt xem: 413)

Trong làng nghề Đồng Giao, hầu hết các gia đình đều giàu lên từ sản xuất, kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy nhiên hiện nay người dân nơi đây cũng đang đối mặt với nguy cơ ô nhiễm từ chính nghề chạm, khắc gỗ nuôi sống họ.

Cuộc sống thay đổi nhờ nghề truyền thống

Nghề chạm trổ điêu khắc trên gỗ ở làng Đồng Giao phát triển mạnh trong những năm gần đây. Thu nhập từ nghề này đã làm thay đổi cuộc sống của người dân và bộ mặt kinh tế của địa phương. Nghề mộc trở thành nghề chính của các hộ gia đình.

Trước đây, chỉ có một số hộ dân trong làng làm nghề mộc, công việc cũng khá ít chỉ đóng tủ gỗ, giường, bàn ghế….

Sau này, khi kinh tế phát triển hơn, giao thương được mở cửa, nghề mộc của làng cũng từng bước phát triển mạnh. Đến nay, đã có hơn 800 hộ dân của 2 thôn Đông Giao và Bến Đông Giao trong làng làm nghề này.

Thu nhập thấp nhất của một người làm thuê ở những công đoạn đơn giản là từ 5-6 triệu/tháng. Những người thợ lành nghề có thu nhập từ 10-12 triệu/tháng. Còn với các hộ gia đình có thu nhập từ 30-40 triệu/tháng.

Không chỉ thanh niên trong làng mới làm nghề được mà ngay cả các cô, các chị rồi đến các em nhỏ ai ai cũng có thể làm được. Người xẻ gỗ, trạm khắc, đánh bóng, phun sơn… họ cần mẫn làm việc suốt cả ngày dài. 

Cả làng Đông Giao như một đại công trường lớn. Ảnh: Ngọc Nga
Cả làng Đông Giao như một đại công trường lớn. Ảnh: Ngọc Nga

“Cuộc sống của chúng tôi thay đổi khá nhiều nhờ nghề mộc, thu nhập chính cũng từ nghề này luôn. Bộ mặt của làng đã thay đổi rất nhiều” ông Phạm Văn Khỏe, trưởng thôn Bến Đông Giao cho hay. Để tiện cho việc sản xuất và kinh doanh, hầu hết các hộ gia đình đã tận dụng ngay nhà ở để mở xưởng sản xuất.

Những hộ có điều kiện hơn thì thuê xưởng ngoài mặt đường, vừa có chỗ sản xuất, vừa có chỗ trưng bày kinh doanh sản phẩm. Xưởng sản xuất nằm sát ngay nhà ở khiến cuộc sống của các hộ dân cũng chị không ít ảnh hưởng.

Chạm khắc gỗ trở thành nguồn thu nhập chính của người dân, sản xuất nông nghiệp tại đây gần như đã bỏ chỉ còn một số hộ gieo trồng với diện tích nhỏ. Tuy mang lại thu nhập cao, giúp cuộc sống của người dân ổn định nhưng môi trường tại đây đã và đang bị đe dọa từ chính nghề này.

Nỗi lo ô nhiễm môi trường làng nghề

Suốt từ Quốc lộ 5 chạy dài vào đến trong làng, những cửa hàng kinh doanh đồ gỗ của làng nghề mọc lên đầy rẫy. Xưởng lớn thì có 5-7 nhân công, xưởng nhỏ thì có 2-3 người đang mải miết làm việc. Mỗi người một công đoạn làm việc khác nhau, vất vả nhất có lẽ là khâu xẻ gỗ.

Bụi, mùn cưa từ các xưởng sản xuất bay mù mịt khắp đường, khiến cho không khí nơi đây bị bao phủ bởi lớp bụi có màu nâu đen của gỗ.

Tiếng đục đẽo, trạm trổ trên gỗ, tiếng máy cưa xẻ gỗ hòa cùng với tiếng xòe xòe phát ra từ những máy đánh bóng sản phẩm khiến cho nơi đây giống như một đại công trường.

“Bụi mùn cưa từ các xưởng gỗ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe chúng tôi. Đám trẻ con trong làng thì thương xuyên bị viêm họng, còn những người già như chúng tôi thì gần như không dám ra ngoài đường” - ông Khỏe cho biết.

Không chỉ bị ảnh hưởng bởi bụi mùn cưa, những loại gỗ được nhập về xưởng khi mưa xuống nước đen sì chảy ra từ gỗ theo hệ thống thoát nước trong thôn chảy thẳng ra ao nhỏ sát bên cạnh nhà dân.

Màu nước đen sì, bốc mùi hôi thối khiến cho người dân mỗi khi trời mưa không dám bước chân ra đường. “Cả hệ thống thoát nước của thôn Bến Đông Giao đều tập trung chảy về cái ao nhỏ phía sau nhà tôi, mùi hôi thối bốc lên quanh năm, chưa kể ruồi nhặng sinh sôi phát triển rất nhanh ở đây. Gia đình tôi thường xuyên phải mua thuốc phun khắp nhà để tránh ruồi muỗi bay vào nhà.” Ông Khỏe tâm sự.

Hệ thống thoát nước của cả thôn Bến Đông Giao đềuc chảy về ao nhỏ sát nhà dân. Ảnh: Ngọc Nga
       Hệ thống thoát nước của cả thôn Bến Đông Giao đềuc chảy về ao nhỏ sát nhà dân. Ảnh: Ngọc Nga

Làng Đông Giao trong những năm gần đây, số người mắc bệnh ung thư tăng rõ rệt, tính đến nay cũng có hơn chục người chết vì ung thư.

Nguyên nhân chưa thể xác định rõ là do ảnh hưởng của làng nghề hay không nhưng ô nhiễm môi trường đang là nỗi lo thường trực của bà con nơi đây. Chưa kể tới các hộ dân đều sử dụng nước giếng khoan nên ít nhiều cũng có ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của làng nghề.

Trước đây, làng nghề chưa có sự phát triển mạnh, việc góp mặt của các loại máy móc còn hạn chế nên chỉ có một số ít hộ gia đình làm nghề. Hiện nay, hầu hết trong các khâu sản xuất đều có hỗ trợ từ các loại máy móc tuy năng suất có tăng nhưng lại ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của người dân.

Bà V.T.C người dân thông Đông Giao chia sẻ: “Máy móc làm việc cả ngày chẳng lúc nào nghỉ ngơi, có những khi họ làm hàng Tết làm đến 22h đêm mới nghỉ. Tuổi già chúng tôi chỉ mong có chút yên tĩnh để thư thái đầu óc mà khó quá”.  

Trao đổi với chúng tôi ông Nguyễn Đình Tâm - Phó chủ tịch xã Lương Điền cho biết: “Việc môi trường làng nghề Đông Giao có nguy cơ ô nhiễm phía chúng tôi có nắm được tình hình, xã cũng đang cố gắng khuyến khích các hộ gia đình làm nghề chuyển sang khu quy hoạch làm nghề riêng. Hiện tại, khu quy hoạch đó đã có 11 hộ gia đình và 3 doanh nghiệp chuyển hoạt động sản xuất và kinh doanh sang đó. Chúng tôi sẽ tiếp tục cố gắng hơn nữa để cải thiện tình hình.”

Bên cạnh nỗi lo môi trường sống chịu tác động từ hoạt động sản xuất của làng nghề thì hiện nay, thôn Bến Đông Giao còn đối mặt với nỗi lo ô nhiễm từ rác thải sinh hoạt của người dân.

Chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi tìm đến nhà văn hóa của thôn Bến Đông Giao, bãi rác thải sinh hoạt nằm ngay sau nhà văn hóa chỉ cách chừng vài trăm mét. Theo tìm hiểu thì người dân trong thôn không có nơi tập kết rác thải nên đã gần 6 năm nay nơi đây bất đắc dĩ đã trở thành nơi tập kết rác thải sinh hoạt của cả thôn.

Trao đổi với ông Nguyễn Đình Bằng – Công chức Địa chính xã Lương Điền cho hay: “Người dân cho rằng khu đất đó thuộc đất của khu công nghiệp nên người dân đã tự động mang rác thái sinh hoạt ra đó thải đổ. Đã có quy hoạch bãi rác sau khi dự án khu công nghiệp hoàn thành đã hoàn trả bãi rác mới cách thôn Bến Đông Giao hơn 1km. Tuy nhiên, tại thôn chưa hình thành được tổ thu gom rác, vì vậy mà tình trạng này vẫn diễn ra.”

Rõ ràng, sự phát triển của các làng nghề đã góp phần không nhỏ vào việc cải thiện bộ mặt kinh tế của địa phương cũng như đời sống của người dân. Tuy nhiên, để phát triển kinh tế bền vững, thì cơ quan các cấp cần có sự quan tâm đúng mực, có phương án phát triển làng nghề để bảo vệ môi trường sống của chính người dân sống tại đây.

                                                                           Theo phapluatplus.vn


Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

8
Đang xem:
72.518.429
Tổng truy cập: