KHO TƯ LIỆU NGHỆ THUẬT - THAM KHẢO - KHÁM PHÁ
Tham luận Diễn đàn “Làng nghề Việt Nam phát triển và hội nhập, góp phần xây dựng nông thôn mới” (3)
(Ngày đăng: 18/12/2015   Lượt xem: 984)
Langnghevietnam.vn- Vicrafts.vn - Ban truyền thông- QHQT HHLN xin được đăng nguyên văn tham luận tham gia hội thảo của đại diện Sở Công thương Hà Nôi:  "LÀNG NGHỀ HÀ NỘI PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP"


"Ảnh minh họa"

Kính thưa Ông Lưu Duy Dần, Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam

          Kính thưa các vị khách quý, các nghệ nhân, lãnh đạo các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh làng nghề.

           Hôm nay, tôi rất vinh dự và vui mừng thay mặt Lãnh đạo Sở Công thương Hà Nội dự diễn đàn Làng nghề phát triển và hội nhập góp phần xây dựng nông thôn mới ; cho tôi gửi đến ông Chủ tịch Hiệp hội Làng nghề Việt Nam, các vị khách quý, các nghệ nhân, lãnh đạo các doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất làng nghề lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.Trong bối cảnh tình hình kinh tế trong nước và quốc tế còn diễn biến phức tạp, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của các làng nghề, việc tổ chức diễn đàncó ý nghĩa thiết thực hưởng ứng phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới”, Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng CP về tăng cường thực hiện cuộc vận động “Người VN ưu tiên dùng hàng VN” và Nghị quyết số 13/NQ-CP ngày 10/5/2012 của Chính phủ về việc tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề mở rộng, thâm nhập thị trường; góp phần nâng cao uy tín, thương hiệu các làng nghề.

Kính thưa các đồng chí!
Hà Nội với bề dày lịch sử hơn một nghìn năm tuổi, nổi tiếng là mảnh đất “địa linh, nhân kiệt”; là trung tâm chính trị, văn hóa của cả nước. Chúng ta thật tự hào khi Hà Nội được gọi tên “đất trăm nghề”, nơi hội tụ, kết tinh nhiều nghề thủ công truyền thống đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa của dân tộc như gốm sứ Bát Tràng, điêu khắc gỗ mỹ nghệ Thiết Úng, đúc đồng Ngũ Xã, dát quỳ vàng Kiêu Kỵ, dệt lụa Vạn Phúc, khảm trai Chuôn Ngọ, mây tre đan Phú Vinh, sơn mài Duyên Thái, thêu Quất Động v.v... Hà Nội hiện có 1.350 làng có nghề, trong đó đã có 281 làng nghề được công nhận theo tiêu chí, với tổng số 149 nghệ nhân Hà Nội và hàng ngàn thợ giỏi đã đóng góp khoảng 9% GDP toàn Thành phố; số lao động tham gia sản xuất tại các làng nghề có hơn 1 triệu lao động (chiếm hơn 64% tổng số lao động trong làng và chiếm hơn 42% tổng số lao động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp toàn Thành phố), với thu nhập bình quân đầu người đạt trên 25 triệu đồng/người/năm. Điều đó cho thấy vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của các làng nghề trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của Thủ đô Hà Nội.a) Thời gian qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố, bộ mặt kinh tế - xã hội của các làng nghề Hà Nội đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận:- Về ban hành các cơ chế chính sách hỗ trợ phát triển nghề, làng nghề Hà Nội: Sở Công thương đã tham mưu trình UBND Thành phố phê duyệt: “Đề án bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề Hà Nội giai đoạn 2010 - 2020” tại Quyết định số 554/QĐ-UBND ngày 27/01/2011; “Quy hoạch tổng thể phát triển nghề, làng nghề Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”; “Chương trình phát triển làng nghề kết hợp du lịch giai đoạn 2012 - 2015” làm cơ sở để triển khai các kế hoạch, chương trình hỗ trợ phát triển nghề, làng nghề Hà Nội trong các năm tiếp theo, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc. - Nhiều làng nghề đang có chiều hướng phát triển đi lên như: gốm sứ, điêu khắc, khảm trai, thêu ren, sơn mài, mây tre đan, dát vàng bạc quỳ…. - Nhiều thành phần kinh tế trong làng nghề như hộ sản xuất, công ty cổ phần,  công ty TNHH, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã TTCN, đã thu hút khoảng 65% tổng số lao động trong làng và chiếm đến 40% tổng số lao động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp toàn Thành phố. - Nhiều làng nghề đã và đang áp dụng công nghệ, thiết bị máy móc tiên tiến nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Các công đoạn sản xuất xử lý nguyên liệu đầu vào, chế tác sản phẩm thô được làm bằng máy, công đoạn hoàn thiện sản phẩm làm bằng tay, nên sản phẩm làng nghề vẫn giữ được nét văn hoá đặc trưng của làng nghề.- Sự phát triển kinh tế của các làng nghề làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn, tạo sức hút các lao động từ các vùng lân cận, và lan tỏa nghề sang địa phương khác. Đến nay, làng nghề đã góp phần tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, thương mại lên 70 - 80%, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp xuống còn 20 - 30%.b) Bên cạnh những tín hiệu khả quan trên, công tác phát triển nghề, làng nghề Hà Nội còn bộc lộ những hạn chế như: - Hệ thống hạ tầng kỹ thuật làng nghề nhìn chung còn thiếu đồng bộ; mặt bằng sản xuất làng nghề chật hẹp, nguồn nguyên liệu phụ thuộc từ nơi khác; thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng, sản phẩm đơn điệu về mẫu mã và chưa có thương hiệu, nhãn mác; cụm sản xuất làng nghề triển khai còn chậm, không đồng bộ về hạ tầng, chưa có khu vực xử lý nước thải cho sản xuất làng nghề, - Môi trường tại một số làng nghề chế biến nông sản còn ô nhiễm nghiêm trọng do việc sản xuất nằm lẫn trong khu dân cư, cùng với ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa tốt đã làm ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nhân dân và cảnh quan làng nghề.- Các cơ sở, doanh nghiệp sản xuất làng nghề gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh do chi phí đầu vào tăng cao và bất ổn làm tăng giá thành sản phẩm; sức mua thị trường trong và ngoài nước giảm mạnh làm hàng hóa, nguyên liệu tồn kho cao; khả năng tiếp cận vốn vay ngân hàng khó khăn; kỹ năng thiết kế mẫu mã sản phẩm yếu, cùng với khả năng nắm bắt thông tin thị trường trong và ngoài nước còn hạn chế làm cho các cơ sở, doanh nghiệp làng nghề luôn mất thế chủ động và chịu nhiều thua thiệt trên thương trường.c) Từ những hạn chế và khó khăn của sản xuất làng nghề, Sở Công thương hàng năm đã có các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề thông qua các chương trình khuyến công, chương trình xúc tiến thương mại như:+ Tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng thiết kế tạo mẫu sản phẩm cho đội ngũ thiết kế mẫu tại doanh nghiệp làng nghề, các nghệ nhân, thợ giỏi và đào tạo nhân cấy nghề cho hàng trăm lao động tại các làng nghề thuần nông; Chương trình tư vấn thiết kế mẫu sản phẩm do các chuyên gia trong và ngoài nước thực hiện; Tổ chức tập huấn cho các doanh nghiệp, cơ sở làng nghề ứng dụng intenet để khai thác thông tin thị trường, cập nhật các chính sách, luật pháp thương mại trong nước và quốc tế; áp dụng thương mại điện tử để tiêu thụ sản phẩm làng nghề; ứng dụng internet để tìm kiếm thông tin, phát triển thiết kế mẫu mã sản phẩm…+ Chương trình liên kết công thương giữa TP Hà Nội với các tỉnh, thành phố trên cả nước, mục đích giúp các doanh nghiệp, cơ sở làng nghề Hà Nội quảng bá sản phẩm, mở rộng thị trường, tìm kiếm nguồn nguyên liệu sản xuất cho các làng nghề; Tổ chức các phiên chợ làng nghề, hội chợ xuân; khuyến khích các cơ sở sử dụng sản phẩm của nhau, nhất là đối với những sản phẩm của doanh nghiệp này là nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp, cơ sở khác.+ Tổ chức Chương trình xúc tiến thương mại mỗi làng một sản phẩm OVOP.+ Tổ chức cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề tiêu biểu dự hội chợ quốc tế để quảng bá sản phẩm và mở rộng tầm nhìn cho các doanh nghiệp, cơ sở làng nghề.+ Tổ chức xét tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội; xét chọn và đề nghị Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Nhân dân, Nghệ nhân Ưu tú cho các nghệ nhân Hà Nội.+ Đầu tư mở rộng và đưa vào sử dụng Khu trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề tại 176 Quang Trung, Hà Đông, là địa điểm kết nối các tua du lịch đến các làng nghề truyền thống của TP. Hà Nội.Kính thưa Hội nghị,Làng nghề Hà Nội có được những thành quả như ngày hôm nay là chỉ đạo và vào cuộc quyết liệt của chính quyền các cấp từ Trung ương đến địa phương; sự cố gắng, nỗ lực của các hội, hiệp hội và toàn thể nhân dân làng nghề.Thay mặt Sở Công thương Hà Nội, tôi nhiệt liệt biểu dương những thành tích và kết quả mà Hiệp hội Làng nghề Việt Nam đã đạt được thời gian qua và đề nghị Hiệp hội tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được trở thành chỗ dựa vững chắc cho các làng nghề phát triển, là cầu nối hiệu quả giữa doanh nghiệp, cơ sở sản xuất làng nghề với các cơ quan quản lý Nhà nước.

 Tôi trân trọng kính chúc sức khỏe, hạnh phúc đến các vị đại biểu.

Chúc Hội nghị thành công tốt đẹp. Xin chân thành cảm ơn !

Sở Công thương Hà Nội.

Còn nữa.
Dị nhân đồ cổ Ông Khánh bên bộ sưu tập cổ vật trong ngôi nhà của mình Chia sẻ Share Facebook Share Google Share Twitter Share Zingme Từ khóa dị nhân, đồ cổ, cổ vật, săn lùng cổ vật, Tin bài khác Bí ẩn những dấu chân khổng lồ Săn ong cuối mùa Lão nghệ sĩ giữa đại ngàn Đội tàu ông Trọng Những trang trại Pháp Xem thêm http://nongnghiep.vn/pioneer-nha-cung-cap-hat-giong-hang-dau-the-gioi-post140988.html http://nongnghiep.vn/phan-bon-voi-bien-doi-khi-hau-36-19.html Gần 30 năm theo nghề, ông có riêng cho mình một bộ sưu tập hàng trăm cổ vật quý hiếm có một không hai. Tuy nhiên, ông quan niệm những món đồ của mình bằng cách nào cũng phải giữ gìn trong nước và không bao giờ để nó bị bán ra nước ngoài. Ông là Phạm Phú Khánh (sinh năm 1959, ngụ quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng). Duyên nợ Căn nhà to, rộng thênh thang của ông Khánh nằm trong một con kiệt nhỏ đường Ông Ích Khiêm rợp bóng cây xanh. Người chủ nhà ăn mặc đơn giản, thiếu tay phải nhẹ nhàng đẩy cửa mời khách vào nhà. Tôi nhìn ngôi nhà, ánh mắt ái ngại. Như hiểu sự lo lắng của khách, ông Khánh trần tình: “Nhà cửa vậy thôi chứ đừng hòng có tên trộm nào dám mò vào ăn trộm cổ vật. Mấy con chó to trong nhà luôn thức canh sẵn. Bà con hàng xóm ở đây cũng thương tình, cảnh giác giúp mình nên từ xưa đến nay chưa bị mất lần nào. Với lại, đồ cổ có thế giới riêng, đồ của mình mất thì cũng loanh quanh lại vào tay bạn bè, họ nhận ra là báo với mình để thu lại và bắt giữ kẻ trộm”. Ông Khánh mời chúng tôi ngồi lên bộ bàn ghế kiểu cũ đã đượm màu thời gian mà ông giới thiệu mua được của một gia đình người Huế. Bộ bàn ghế có từ trước năm 1945. Ông kể, thời trai trẻ của mình đắm chìm với u buồn vì tự ti tật nguyền. Ông không có việc làm nên suốt ngày chỉ biết ăn bám bố mẹ. Một dịp tình cờ, người bạn của cha ông đến nhà chơi rồi khoe mấy món hàng mua được của đồng bào người Cơ Tu ở huyện Nam Giang. Ông thích thú lắng nghe từng lời kể của người bạn cha và giật mình không tin nổi khi biết giá trị thật của món hàng. “Lúc đó là một cặp ché cổ có giá mấy chục cây vàng. Tôi nghe cũng không tin nên xin bác ấy đi theo xem tận mắt. Thấy tôi thích thú với nghề sưu tầm đổ cổ, bạn bố tôi nhận làm đồ đệ rồi truyền nghề cho”, ông Khánh nhớ lại. Đó là lúc ông Khánh vừa tròn 25 tuổi. Ông rong ruổi 3 năm theo sư phụ để học nghề, học cách thẩm định đồ cổ và cả cách ứng xử với từng món đồ. “Nghề này nguy hiểm lắm, sạt nghiệp như chơi nếu không đủ năng lực mà mua nhầm đồ giả cổ. 30 năm theo nghề, tôi may mắn chưa bị lừa như vậy lần nào. Vậy nhưng nhiều người chơi đồ cổ nghiệp dư dính quả lừa thì không ít”, ông Khánh cho hay. Nói về nghề, ông Khánh chỉ tóm gọn lại trong vài từ ngắn ngủi: hiểu biết, nhiệt tình và có cái tâm. Để mua được món cổ vật ưa thích, ông phải đích thân lặn lội đến tận nơi. Ông cho hay dù đó là ở Đà Nẵng, Quảng Nam hay từ Huế đến tận Hà Tĩnh hoặc ngược dòng đến tận Phú Yên, Khánh Hòa ông đều đặt chân đến. “Tôi đi lại không tiện nên ở mỗi nơi đều có những mối xe ôm ruột. Chỉ cần tôi gọi trước là họ gác hết mọi công việc để đưa mình đi. Ở Quảng Nam, huyện nào tôi cũng có một người xe ôm như thế. Cứ mỗi khi nghe ở đâu có món đồ quý là tôi lại lên đường ngay lập tức, vậy mà nhiều lúc mình chậm chân hơn người khác”, ông Khánh cười nói. Vậy nhưng nhiều khi để mua được một món hàng, ông phải ăn dầm ở dề một nơi nhiều tháng trời. Ông Khánh vẫn nhớ mãi món đồ mà ông tốn gần 10 năm trời vẫn không thể mua được của một già làng người Cơ Tu ở huyện Nam Giang. Ông Khánh kể đó là một cặp ché cổ, giá trị lên đến 60 cây vàng vào thời điểm đó. Rất nhiều tay sưu tầm đồ cổ khác cũng đến xin mua như ông Khánh nhưng chủ nhân nhất quyết không bán. Con cái già làng người Cơ Tu thì luôn giục cha bán món đồ quý để lấy tiền mua sắm nhưng đều bất thành. Suốt 10 năm liền, ông Khánh không hề nản lòng. Biết không mua được bằng bất cứ giá nào, ông Khánh thường tìm đến tâm sự với chủ nhân của báu vật. Hai người, một già một trẻ cứ say sưa nói chuyện bên ché rượu cần. Già làng người Cơ Tu rồi cũng đến tuổi về với Giàng. Trước lúc chết, ông gọi điện kêu ông Khánh lên gấp để gặp mặt. “Cặp ché quý đó cụ ấy chỉ lấy tôi 50 cây vàng để chia cho con cháu. Đó là kiểu vừa bán vừa cho. Trước lúc nhắm mắt, cụ ấy nói tôi có tâm với vật nên bán cho mình giữ chứ để lại cho con cháu thì trước sau họ cũng bán. Cụ ấy sợ đám con cháu bán cho người ra giá cao nhất mà lại thiếu cái tâm”, ông Khánh tâm sự. Không bán ra nước ngoài Ông Khánh không giấu nổi vui mừng, thẳng thắn khoe trong những lần trao đổi cổ vật quý, có những món đồ ông thu lãi không ít. “Chuyện mua một món đồ nào đó với giá 2 đến 3 cây vàng nhưng bán lại giá 10 đến 15 cây không phải là hiếm. Tài sản tôi có được bây giờ cũng nhờ đó mà ra. Tuy vậy, tôi không bao giờ bán đồ cổ nước mình ra nước ngoài mà chỉ trao đổi với anh em trong nước mà thôi”, ông Khánh khẳng định. 14-26-17_nh-ong-khnh-ben-bo-suu-tp-co-vt Ông Khánh cho biết sẽ không bao giờ bán cổ vật của mình ra nước ngoài “Thời gian gần đây có nhiều vụ lừa bán cổ vật giả cũng vì nhiều người đổ xô mua để kinh doanh nên bị kẻ xấu lợi dụng. Tôi nghĩ săn lùng cổ vật bằng mọi giá là không nên. Có nhiều người mua về để trang trí nhưng nếu như không có sự hài hòa trong ngôi nhà thì chỉ càng khiến món cổ vật lạc lõng mà thôi”, ông Khánh nhắn nhủ. Theo ông Khánh, đã không ít lần những nhà sưu tầm cổ vật nước ngoài tìm đến nhà năn nỉ mua lại đồ của ông. Có khi đó là những nhà sưu tập châu Âu, Nhật Bản nhưng nhiều nhất vẫn là từ Trung Quốc. “Đồ của mình, họ sẵn sàng trả cao gấp 3, gấp 4 lần nhưng tôi không chịu. Đây là tài sản của người Việt cớ gì lại bán ra ngoài. Quan niệm của tôi là vậy nhưng cũng có không ít người đang âm thầm tuồn cổ vật ra nước ngoài”, ông Khánh trầm ngâm. Ông Huỳnh Đình Quốc Thiện, Phó Giám đốc Bảo tàng Đà Nẵng, cho hay ông Khánh là một trong những nhà sưu tâm cổ vật có uy tín ở miền Trung. Bộ sưu tập của ông Khánh lên đến hàng trăm hiện vật quý hiếm. Những dịp bảo tàng Đà Nẵng tổ chức triển lãm, ông Khánh đều sẵn sàng cho mượn cổ vật nếu cần thiết mà không toan tính thiệt hơn. Theo ông Khánh, bộ sưu tập của ông có nhiều niên đại khác nhau. Tuy nhiên, phương châm của ông là “nhất kỳ nhì cổ”. Đó là nguyên tắc quan trọng nhất mà không phải ai chơi đồ cổ cũng dễ dàng hiểu được. Có những người mấy chục năm săn lùng cổ vật nhưng không hiểu hết được giá trị của nó mà chỉ chăm chăm sưu tầm theo niên đại. Ông Khánh cho hay một món cổ vật có giá trị đầu tiên phải dựa vào các hoa văn khác nhau do từng nghệ nhân khác nhau vẽ. Cùng một nghệ nhân vẽ những thời điểm vẽ vào sáng, chiều, tối thì lại có giá trị khác nhau. Chuyện niên đại của từng món đồ cổ là yếu tố xét đến cuối cùng. “Trong cái nghề của mình, tôi nể nhất là khiếu thẩm mỹ của người Cơ Tu. Đồ cổ của họ bao giờ cũng đẹp và có giá nhất”, ông Khánh nói. Theo ông Khánh, những năm gần đây việc săn lùng và tìm mua cổ vật rộ lên. Người chuyên mua và tìm kiếm cổ vật chủ yếu là người miền Bắc trong khi đó người miền Nam chủ yếu là mua đi bán lại cổ vật để kinh doanh. Hiện tại, pháp luật cũng đã nới lỏng quy định nên cổ vật có thể được thoải mái mua đi bán lại chỉ không được phép đưa ra nước ngoài. “Vẫn còn rất nhiều món đồ cổ còn trong dân gian, nhất là ở vùng miền núi tỉnh Quảng Nam, Quảng Trị, Quảng Bình. Có thể họ không biết được giá trị món vật nên nhiều khi không bảo quản đúng cách khiến món đồ bị hư hại.... Đọc thêm tại: http://nongnghiep.vn/di-nhan-do-co-post154031.html | NongNghiep.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

31
Đang xem:
72.470.641
Tổng truy cập: