KHO TƯ LIỆU NGHỆ THUẬT - THAM KHẢO - KHÁM PHÁ
Vươn mình đến thị trường quốc tế
(Ngày đăng: 20/02/2015   Lượt xem: 583)
Cách Trung tâm Hà Nội chưa đến 20Km, làng nghề sơn mài Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín đã có gần 200 năm lịch sử. Làng nghề sơn mài Hạ Thái nằm ngay trên trục quốc lộ 1A cũ, gần cầu Quán Gánh.

Có từ lâu đời ...

Trước đây, làng nghề sơn mài Hạ Thái có tên là phường sơn son thếp vàng Cự Trang. Năm 1870, được đổi tên thành làng Đông Thái. Đến đầu thế kỷ XX, làng chính thức mang tên là làng Hạ Thái.

Khi ấy, công việc chính ở làng là sơn son thếp vàng các đồ dùng, vật dụng để cung tiến lên vua, chúa và hoàng tộc. Làng có nhiều thợ có tay nghề giỏi, tài hoa, khéo léo và rất sáng tạo. Vì thế, người dân thường gọi nơi đây là làng nghề “dâng vua”, cho dù đó không phải là phường đất tổ nghề sơn của Việt Nam.

Đầu thập niên 30 của thế kỷ XX, làng sơn mài Hạ Thái đã có nhiều thay đổi, những bước ngoặt quan trọng giúp làng phát triển. Đó là việc một số nghệ nhân của làng ra nước ngoài học hỏi thêm kinh nghiệm từ thế giới. Khi về, họ cùng với những họa sỹ tại Trường mỹ thuật Đông Dương đã tìm tòi và phát hiện thêm các vật liệu màu khác như vỏ trứng, ốc, cật tre,... Từ đó, đưa ra kỹ thuật sơn mài độc đáo để tạo ra những bức tranh sơn mài thực sự. Thuật ngữ sơn mài và tranh sơn mài được người ta gọi từ đó. Các bức tranh sơn mài thường sử dụng các vật liệu màu truyền thống của nghề sơn như sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính. Ngoài ra, còn có các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai,... được vẽ trên nền vóc màu đen. Đặc biệt, những sản phẩm ngày một đa dạng hơn, giúp nghề tranh sơn mài ở làng Hạ Thái ngày càng phát triển.

Trong giai đoạn này, cụ Đinh Văn Thành, ở làng Hạ Thái, là giảng viên trường mỹ thuật Đông Dương, được mời sang Pháp dự thi đấu xảo Paris về nghệ thuật sơn mài. Về nước, cụ cải tiến từ sơn dầu để đưa nghề sơn mài trở lại làng. Nghề sơn mài làng Hạ Thái đã trải qua nhiều bước thăng trầm trong thời điểm đó.

Năm 1955, 15 người giỏi của làng được tập hợp lại thành nhóm sơn mài Thanh Hà. Đến năm 1959, nhóm này đổi tên thành hợp tác xã (HTX) sơn mài Thanh Hà. Năm 1961, HTX sơn mài Thanh Hà đổi tên thành HTX tiểu thủ công nghiệp sơn mài Bình Minh. Khi ấy, các tác phẩm của HTX chủ yếu xuất sang các nước Đông Âu.

Những phải đến tận những năm 1995 – 1996, thị trường sơn mài xuất khẩu của làng Hạ Thái mới thực sự khởi sắc và phát triển. Minh chứng là trong giai đoạn 1998-2008, sản phẩm sơn mài của người dân làng Hạ Thái chiếm tới 70& hàng xuất khẩu là sơn mài. Số tiền mà làng sơn mài thu về trong giai đoạn này là 70 tỷ đồng.

Song song với đó, nghề sơn mài đã giải quyết được công ăn việc làm cho hơn 750 hộ gia đình trong làng, đó là còn chưa kể đến hàng ngàn lao động từ các địa phường khác đến đây tìm việc. Trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay, do kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn nên làng sơn mài Hạ Thái phát triển chậm hơn.

Nét độc đáo trong từng sản phẩm

Đó là con đường để làng nghề sơn mài Hạ Thái phát triển bền vững. Theo ông Đỗ Hùng Chiêu, GĐ Cty CP sản xuất và dịch vụ thương mại An Huy, những người giỏi có tay nghề thì gặp nhiều hạn chế về việc tiếp cận thị trường, quảng cáo cũng như truyền thông sản phẩm của họ. Họ không nắm được nhiều về thị hiếu của người tiêu dùng. Hay nói một cách khác là họ chỉ biết làm ra sản phẩm chứ chưa biết cách làm cho người tiêu dùng biết đến sản phẩm của họ. Các sản phẩm sơn mài của làng nghề Hạ Thái mới chỉ dừng lại ở việc trang trí chứ chưa có tính ứng dụng trong cuộc sống hàng ngày. Khi kinh tế gặp khó khăn, đầu ra của các sản phẩm này gặp rất nhiều vướng mắc. Nó trở thành bài toán nan giải của các nghệ nhân làng nghề Hạ thái.

Có lẽ, chính khó khăn đã tạo ra cầu nối giữa các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội làng nghề sơn mài Hạ Thái. Họ tương hỗ nhau về những khiếm khuyết trên để cho ra đời những sản phẩm sơn mài thiết thực, phục vụ thị hiếu của người tiêu dùng. Đồng thời, các DN cũng góp phần rất lớn trong việc đưa sản phẩm sơn mài Hạ Thái vươn xa không chỉ ở khu vực Đông Nam Á mà trên khắp thế giới. Điều này giúp làng nghề sơn mài Hạ Thái ngày một phát triển bền vững và thành công.

Nghề sơn mài đòi hỏi người thợ phải tỉ mẩn trong từng chi tiết

Giờ đây, làng nghề sơn mài Hạ Thái đã có nhiều sự thay đổi về mẫu mã sản phẩm của mình. Nhiều sản phẩm mang tính thực tiễn hơn như lọ hoa, chén bát, hộp, khay,... được làm từ sơn mài với nhiều mẫu mã đa dạng và bắt mắt. Điều này đã giúp cho sản phẩm sơn mài của làng có tính cạnh tranh cao hơn so với các sản phẩm cùng loại trên thị trường. Sản phẩm sơn mài Hạ Thái đã chiếm được niềm tin của không ít người tiêu dùng, đặc biệt là những người yêu thích sản phẩm sơn mài.

Theo ông Đỗ Văn Thừa, Chủ tịch hiệp hội làng nghề sơn mài Hạ thái, mỗi sản phẩm sơn mài của Hạ Thái thường có 15-16 lớp sơn để đảm bảo chất lượng. Sản phẩm luôn có độ bóng, đẹp và khá bền. Sở dĩ, làm được như vậy là do làng nghề đã áp dụng khoa học kỹ thuật hiện đại vào việc pha chế cũng như thay đổi công đoạn phủ sơn sản phẩm.

Từ năm 1997-1998 trở lại đây, khách hàng cũng như khách du lịch nước ngoài đến với làng Hạ Thái ngày một nhiều. Thậm chí, nhiều khách hàng nước ngoài còn đưa cả người thân đến thăm quan làng nghề, giới thiệu cho con cháu họ về nghề sơn mời. Họ cũng ăn cơm với gia đình nghệ nhân một các thân thiết, cởi mở như người trong một gia đình.

Theo anh Mario Worm, ở Leipzig, cộng hòa liên bang Đức, gia đình anh đến với Hạ Thái không phải để làm ăn mà muốn tìm hiểu về nét văn hóa đặc trưng của người Việt Nam. Anh đã từng được nghe và nhìn nhiều sản phẩm sơn mài của làng Hạ Thái nên anh khá tò mò về cách tạo ra chúng.

Giờ đây, sản phẩm sơn mài Hạ Thái đã xuất hiện ngày càng nhiều ở các kỳ hội chợ hàng thủ công mỹ nghệ và làng nghề trong và ngoài nước. Làng nghề sơn mài Hạ Thái đã trở thành một trong những làng nghề lâu đời và có tiếng ở Thủ Đô, với lượng hàng hóa chủ yếu xuất khẩu sang nước Châu Âu.

Hãy bảo tồn và phát huy

Trao đổi với PV, nghệ nhân Đỗ Trọng Tuất, 78 tuổi, ở làng Hạ Thái, xã Duyên Thái, huyện Thường Tín, cho biết, cụ mong các lớp thanh niên trong làng nghề sẽ kế tục và phát huy truyền thống của cha ông. Cụ mong các bạn trẻ sẽ mang cái mới, tân tiến về với xóm làng, thổi hồn vào từng sản phẩm sơn mài để bạn bè khắp nơi trên thế giới thấy được nét đẹp văn hóa làng nghề sơn mài Hạ Thái nói riêng và dân tộc Việt Nam nói chung.

                                                                                                                   Theo: phapluatxahoi.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

11
Đang xem:
72.516.693
Tổng truy cập: