KHO TƯ LIỆU NGHỆ THUẬT - THAM KHẢO - KHÁM PHÁ
Khám phá nghệ thuật tái chế đạn bom của người Việt(1)
(Ngày đăng: 11/07/2013   Lượt xem: 879)
Trong hoàn cảnh chiến tranh, người Việt đã thổi hồn vào những thứ là hiện thân của chết chóc như đạn bom, mảnh xác máy bay... một cách tài tình. 
Diễn ra từ ngày 3-8/12/2012, triển lãm mang tên "Tôi kể chuyện này" do báo Hà Nội Mới tổ chức đã đem đến cho công chúng Thủ đô 52 kỉ vật chiến tranh đặc biệt. Đó là những vật dụng có dáng vẻ bên ngoài hết sức đời thường, nhưng được làm bằng các “chất liệu chiến tranh” như mảnh xác máy bay Mỹ, vỏ đạn, bom v..v.
Diễn ra từ ngày 3-8/12/2012, triển lãm mang tên "Tôi kể chuyện này" do báo Hà Nội Mới tổ chức đã đem đến cho công chúng Thủ đô 52 kỉ vật chiến tranh đặc biệt. Đó là những vật dụng có dáng vẻ bên ngoài hết sức đời thường, nhưng được làm bằng các “chất liệu chiến tranh” như mảnh xác máy bay Mỹ, vỏ đạn, bom v..v.
Thời gian Mỹ đánh phá miền Bắc và sau năm 1975, nhiều hợp tác xã ở Hà Nội đúc vành xe đạp bằng xác máy bay và vỏ quả bom bi nên người dân gọi là vành Đuy-ra hay vành bom bi. Vành sau và chắn bùn chiếc xe đạp này làm bằng đuy-ra (chiếc xe của ông Nguyễn Văn Mai, phường Phương Liệt).
Thời gian Mỹ đánh phá miền Bắc và sau năm 1975, nhiều hợp tác xã ở Hà Nội đúc vành xe đạp bằng xác máy bay và vỏ quả bom bi nên người dân gọi là vành Đuy-ra hay vành bom bi. Vành sau và chắn bùn chiếc xe đạp này làm bằng đuy-ra (chiếc xe của ông Nguyễn Văn Mai, phường Phương Liệt).
Vỏ bom được rất nhiều hợp tác xã nông nghiệp, trường học, nhà máy, xí nghiệp dùng làm kẻng báo giờ, báo động trong thời gian Mỹ đánh phá miền Bắc và thời kỳ bao cấp. Có địa phương còn dùng làm kẻng hộ đê. Chiếc kẻng này làm bằng quả bom nặng 250 cân Anh, tương đương 120kg.
Vỏ bom được rất nhiều hợp tác xã nông nghiệp, trường học, nhà máy, xí nghiệp dùng làm kẻng báo giờ, báo động trong thời gian Mỹ đánh phá miền Bắc và thời kỳ bao cấp. Có địa phương còn dùng làm kẻng hộ đê. Chiếc kẻng này làm bằng quả bom nặng 250 cân Anh, tương đương 120kg.
Hòm đựng đạn pháo được người dân và sinh viên các trường đại học dùng làm hòm đựng quần áo trong chiến tranh chống Mỹ và thời bao cấp.
Hòm đựng đạn pháo được người dân và sinh viên các trường đại học dùng làm hòm đựng quần áo trong chiến tranh chống Mỹ và thời bao cấp.
Chiếc va li làm từ xác máy bay F-4 của ông Nguyễn Đức Thảo, Sư đoàn 363 Phòng không.
Chiếc va li làm từ xác máy bay F-4 của ông Nguyễn Đức Thảo, Sư đoàn 363 Phòng không.
Bộ bàn ghế làm từ mảnh xác máy bay B-52 bị bắn cháy rơi xuống khu vực làng Ngọc Hà tháng 12/1972. Trên bàn là chiếc điếu cày làm bằng xác máy bay B-52 bị bắn cháy và rơi tại Thanh Oai, Hà Nội.
Bộ bàn ghế làm từ mảnh xác máy bay B-52 bị bắn cháy rơi xuống khu vực làng Ngọc Hà tháng 12/1972. Trên bàn là chiếc điếu cày làm bằng xác máy bay B-52 bị bắn cháy và rơi tại Thanh Oai, Hà Nội.
Chiếc hòm đựng đồ sửa chữa xe đạp tưởng như không có gì đặc biệt này được làm bằng mảnh xác máy bay B-52 bị bắn cháy rơi xuống làng Ngọc Hà và Hữu Tiệp tháng 12/1972.
Chiếc hòm đựng đồ sửa chữa xe đạp tưởng như không có gì đặc biệt này được làm bằng mảnh xác máy bay B-52 bị bắn cháy rơi xuống làng Ngọc Hà và Hữu Tiệp tháng 12/1972.
Thời gian kháng chiến chống Mỹ và thời bao cấp, chậu đồng và mâm đồng chủ yếu làm từ vỏ đạn pháo các loại. Những năm 1960-1970 vẫn còn các ông thợ hàn nồi đồng rong đi khắp các làng quê. Chiếc chậu đồng này làm từ vỏ đạn 130mm.
Thời gian kháng chiến chống Mỹ và thời bao cấp, chậu đồng và mâm đồng chủ yếu làm từ vỏ đạn pháo các loại. Những năm 1960-1970 vẫn còn các ông thợ hàn nồi đồng rong đi khắp các làng quê. Chiếc chậu đồng này làm từ vỏ đạn 130mm.
Mũ sắt đã được nhiều gia đình dùng làm cối giã cua, giã vừng, thậm chí là giã bánh dày.
Mũ sắt đã được nhiều gia đình dùng làm cối giã cua, giã vừng, thậm chí là giã bánh dày.
Chiếc xô này cũng làm từ mảnh máy bay bị bắn cháy rơi xuống làng Ngọc Hà và Hữu Tiệp tháng 12/1972.
Chiếc xô này cũng làm từ mảnh máy bay bị bắn cháy rơi xuống làng Ngọc Hà và Hữu Tiệp tháng 12/1972.
Chiếc thùng đựng thực phẩm của quân đội Mỹ được nhiều người bán giải khát dùng đựng đá thời bao cấp.
Chiếc thùng đựng thực phẩm của quân đội Mỹ được nhiều người bán giải khát dùng đựng đá thời bao cấp.
Mũ sắt được thợ sửa xe đạp đựng nước để thử săm trong thập kỷ 1960-1970.
Mũ sắt được thợ sửa xe đạp đựng nước để thử săm trong thập kỷ 1960-1970.
Vỏ phích nước làm bằng xác máy bay Mỹ.
Vỏ phích nước làm bằng xác máy bay Mỹ.
Trong kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ bao cấp, rất nhiều cuộc thi đấu thể dục thể thao đã dùng vỏ đạn pháo cao xạ làm thành cúp để trao cho các vận động viên đoạt giải.
Trong kháng chiến chống Mỹ và thời kỳ bao cấp, rất nhiều cuộc thi đấu thể dục thể thao đã dùng vỏ đạn pháo cao xạ làm thành cúp để trao cho các vận động viên đoạt giải.
Các loại vỏ đạn pháo cao xạ, pháo mặt đất… kích cỡ khác nhau được dùng làm lọ cắm hoa. Hiện nay vẫn còn không ít gia đình vẫn dùng vỏ đạn pháo làm bình cắm đào ngày Tết. Hồng Quân.
Các loại vỏ đạn pháo cao xạ, pháo mặt đất… kích cỡ khác nhau được dùng làm lọ cắm hoa. Hiện nay vẫn còn không ít gia đình vẫn dùng vỏ đạn pháo làm bình cắm đào ngày Tết.
                                               Theo: Kienthuc.net.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

11
Đang xem:
72.518.536
Tổng truy cập: