KHO TƯ LIỆU NGHỆ THUẬT - THAM KHẢO - KHÁM PHÁ
Bất ngờ 19 loại tiền khác nhau trên tàu cổ 700 tuổi
(Ngày đăng: 02/07/2013   Lượt xem: 908)

Có tới 19 loại tiền khác nhau, gốm, đồ đồng và viên ngọc quí (dạng hạt chuỗi trang sức) màu xanh lá cây… được tìm thấy trên chiếc tàu cổ 700 năm ở đáy biển Bình Châu.

TS Phạm Quốc Quân, nguyên giám đốc Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam nhận định: ‘Lần đầu tiên các chuyên gia khai quật tàu đắm niên đại thế kỷ 13, sớm nhất vùng biển Việt Nam. Cấu trúc tàu này độc đáo hiếm thấy trên thế giới’.
Tàu cổ 700 năm chìm dưới biển Bình Châu được trục vớt thành công
Tàu cổ 700 năm chìm dưới biển Bình Châu được trục vớt thành công

Sau 1 tháng khai quật, chiều 30/6, Ban chỉ đạo thăm dò, khai quật khảo cổ di sản văn hóa dưới nước Quảng Ngãi tổ chức họp báo cáo sơ bộ về kết quả khai quật, trục vớt tàu cổ đắm ở vùng biển thôn Châu Thuận Biển, xã Bình Châu, Bình Sơn. Khu vực này mở cửa đón các đoàn chuyên gia, lãnh đạo các tỉnh miền Trung tham quan con tàu cổ 700  năm tuổi ở đáy biển Bình Châu mà như trên cạn.

TS Phạm Quốc Quân, nguyên giám đốc Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam cho biết, lần đầu tiên tham gia khai quật con tàu đắm còn khá nguyên vẹn, niên đại sớm nhất so với các con tàu cổ đắm ở vùng biển Việt Nam. Con tàu cổ còn nguyên vẹn cụm bánh lái, 13 khoang tàu có 12 vách ngăn. Cấu trúc con tàu khá vững chãi, độc đáo hiếm thấy trên thế giới.
TS Phạm Quốc Quân, nguyên giám đốc Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam cho biết, lần đầu tiên tham gia khai quật con tàu đắm còn khá nguyên vẹn, niên đại sớm nhất so với các con tàu cổ đắm ở vùng biển Việt Nam. Con tàu cổ còn nguyên vẹn cụm bánh lái, 13 khoang tàu có 12 vách ngăn. Cấu trúc con tàu khá vững chãi, độc đáo hiếm thấy trên thế giới.

Quá trình khai quật con tàu này diễn ra từ 4/6 đến 23/6. Đơn vị khai quật đã thu được 268 thùng hiện vật, trong đó có 91 thùng với hơn 4000 hiện vật tương đối còn nguyên vẹn. Những cổ vật thu được phong phú về chủng loại như một số kim loại bằng đồng, tiền đồng, đồ gốm men nâu, đồ gốm men ngọc, đồ sứ hoa lam, đồ sứ men trắng xanh, đồ gốm men màu.

Qua xem xét các loại hình thuộc dòng đồ gốm men ngọc, đồ sứ hoa lam, đồ sứ men trắng xanh, đơn vị khai quật cho rằng đây là các loại đồ gốm sứ thuộc thế kỷ XIII. Đặc biệt là các đồng tiền cho thấy đồng tiền muộn nhất cũng vào thế kỷ XIII.

Phần mũi tàu là phiến gỗ dày, đen nhánh còn nguyên khối sau 700 năm nằm dưới đáy biển. Theo TS Quân, con tàu cổ này được đóng bằng phương pháp thủ công, chủ yếu dùng rìu đẽo bằng tay, kết nối bằng đinh thép. Những kẽ hở của thân tàu được trét trám bằng bả vôi và mía đường, chất liệu hầu hết là cây cổ thụ, trong đó có gỗ thông già tuổi.
Phần mũi tàu là phiến gỗ dày, đen nhánh còn nguyên khối sau 700 năm nằm dưới đáy biển. Theo TS Quân, con tàu cổ này được đóng bằng phương pháp thủ công, chủ yếu dùng rìu đẽo bằng tay, kết nối bằng đinh thép. Những kẽ hở của thân tàu được trét trám bằng bả vôi và mía đường, chất liệu hầu hết là cây cổ thụ, trong đó có gỗ thông già tuổi.
  Khối gỗ phần mũi tàu dài hơn 4m, dày hơn 30cm còn nguyên vẹn.
Khối gỗ phần mũi tàu dài hơn 4m, dày hơn 30cm còn nguyên vẹn.

 

 TS Nguyễn Đình Chiến, phó giám đốc Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam cho biết, qua khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu tích rơm rạ bọc lót giữa những chồng gốm cổ chống va đập gây vỡ trong quá trình vận chuyển trên biển.
TS Nguyễn Đình Chiến, phó giám đốc Bảo tàng lịch sử Quốc gia Việt Nam cho biết, qua khai quật, các nhà khảo cổ đã phát hiện dấu tích rơm rạ bọc lót giữa những chồng gốm cổ chống va đập gây vỡ trong quá trình vận chuyển trên biển.
  Các chuyên gia khẳng định, con tàu 700 tuổi này cháy trước khi chìm ở vùng biển Bình Châu. Các dấu tích cháy còn lưu lại rõ ràng ở khoang 4,5 và 6.
Các chuyên gia khẳng định, con tàu 700 tuổi này cháy trước khi chìm ở vùng biển Bình Châu. Các dấu tích cháy còn lưu lại rõ ràng ở khoang 4,5 và 6.
 Kết quả khai quật có hàng nghìn hiện vật gốm sứ men nâu, men ngọc, sứ hoa lam, men trắng xanh, men màu, đồ đồng và viên ngọc quí (dạng hạt chuỗi trang sức) màu xanh lá cây.
Kết quả khai quật có hàng nghìn hiện vật gốm sứ men nâu, men ngọc, sứ hoa lam, men trắng xanh, men màu, đồ đồng và viên ngọc quí (dạng hạt chuỗi trang sức) màu xanh lá cây.

Tất cả những hiện vật này được đưa về trưng bày tại Bảo tàng tổng hợp tỉnh Quảng Ngãi.

Hiện xác tàu đã lộ rõ với chiều dài từ đuôi tàu cho đến phần mũi là 20,5m; chiều ngang rộng nhất của tàu nằm phía sau khoảng giữa tàu là 5,6m; thân tàu được chia làm 13 khoang, có 12 vách ngăn. Theo những vết tích từ khoang số 4 đến số 6 thì nguyên nhân tàu chìm là do bị cháy.

Đơn vị khai quật đã thu hồi một số mẫu gỗ để phân tích chất liệu gỗ và niên đại. Các chuyên gia cũng tập trung nghiên cứu ván đóng tàu, mũi tàu, các vách ngăn và khung tàu, các thanh ván nẹp dọc, cột buồm chính, cột buồm trước, kết cấu và bánh lái.

Cuộc khai quật tàu cổ này là cuộc khai quật tàu cổ thứ 6 trong vùng biển Việt Nam và là hiện tượng mới chưa từng có trong khai quật khảo cổ học dưới nước. Kết quả khai quật đóng góp vào việc nghiên cứu con đường tơ lụa trên biển ở biển Đông trong nhiều thế kỷ trước.

Các hiện vật mang lại nhiều nhận thức mới về đồ gốm sứ thế kỷ XIII tại Việt Nam cũng như trên thế giới. Đây là những tài liệu hiện vật đóng góp đặc biệt quan trọng vào kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.
 

Con tàu 700 tuổi chứa
Con tàu 700 tuổi chứa "kho cổ vật" được các nhà khảo cổ xác nhận là chở nhiều loại gốm sứ niên đại thế kỷ 13, 14 và sản xuất ở nhiều lò gốm khác nhau. Nổi bật là nhiều loại đĩa men ngọc kích cỡ lớn đến 34 cm có giá trị lớn.

 

 Loại đĩa men ngọc màu xanh da táo trang trí nổi hình rồng mang đặc trưng nghệ thuật thế kỷ 13, độc bản quí hiếm phát hiện trên tàu 700 tuổi.
Loại đĩa men ngọc màu xanh da táo trang trí nổi hình rồng mang đặc trưng nghệ thuật thế kỷ 13, độc bản quí hiếm phát hiện trên tàu 700 tuổi.
Đồ gốm men nâu, sứ hoa lam mang đặc trưng nghệ thuật thế kỷ 13 được khai quật từ con tàu cổ được trưng bày, giới thiệu ở Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi chiều nay. Cuộc khai quật khảo cổ học tàu đắm Bình Châu là cuộc khai quật con tàu cổ thứ 6 trong vùng biển Việt Nam và là hiện tượng mới chưa từng có trong khai quật khảo cổ học dưới nước.
Đồ gốm men nâu, sứ hoa lam mang đặc trưng nghệ thuật thế kỷ 13 được khai quật từ con tàu cổ được trưng bày, giới thiệu ở Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi chiều nay. Cuộc khai quật khảo cổ học tàu đắm Bình Châu là cuộc khai quật con tàu cổ thứ 6 trong vùng biển Việt Nam và là hiện tượng mới chưa từng có trong khai quật khảo cổ học dưới nước. "Kết quả khai quật lần này góp phần quan trọng vào việc nghiên cứu con đường tơ lụa ở biển Đông, lịch sử thương mại, kỹ thuật đóng tàu thuyền từ nhiều thế kỷ", TS Nguyễn Đăng Vũ, giám đốc Sở Văn hóa - thể thao và Du lịch Quảng Ngãi khẳng định.
Qua phân tích sơ bộ, các nhà khảo cổ thống kê có khoảng 19 loại tiền khác nhau có niên đại từ thế kỷ 13 trở về trước. Đây là loại tiền mặt tròn lỗ vuông bằng đồng phát hiện ở các khoang 4,5 và 6, nơi có dấu tích bị cháy trên con tàu cổ.
Qua phân tích sơ bộ, các nhà khảo cổ thống kê có khoảng 19 loại tiền khác nhau có niên đại từ thế kỷ 13 trở về trước. Đây là loại tiền mặt tròn lỗ vuông bằng đồng phát hiện ở các khoang 4,5 và 6, nơi có dấu tích bị cháy trên con tàu cổ.

Tại buổi họp báo, ông Đoàn Sung, cố vấn của Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đoàn Ánh Dương - đơn vị khai quật cho biết: Công ty sẽ tiếp tục trục vớt trên diện tích 300m quanh khu vực tàu bị đắm. Công ty sẽ đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Ngãi cho khảo sát quanh khu vực tàu đắm bởi có những dấu hiệu cho thấy một số cổ vật không phải của con tàu này. Việc vỏ tàu sẽ được trục vớt hay giữ nguyên tại chỗ để làm điểm tham quan du lịch sẽ do Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Cường, Giám đốc Bảo tàng lịch sử quốc gia cho rằng, giá trị của con tàu không kém so với giá trị của hiện vật. Nếu không thể trục vớt nguyên vẹn thì có thể trục vớt từng bộ phận của tàu rồi tiến hành phục dựng lại.

                                                                                                          Theo: Đất Việt

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

3
Đang xem:
72.510.601
Tổng truy cập: