MÔI TRƯỜNG + AN TOÀN LĐ
(29-33)- Hà Nội: Nỗ lực bảo vệ môi trường làng nghề, hướng đến phát triển bền vững
(Ngày đăng: 19/01/2021   Lượt xem: 324)

Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Lê Tuấn Định cho biết, năm 2021, Sở Tài nguyên và Môi trường tập trung sẽ tập trung triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ, trọng tâm là các nhiệm vụ về xử lý nước thải làng nghề.

Năm 2017, nhằm tăng cường năng lực quản lý, giám sát, khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 6136/QĐ-UBND ngày 31-8-2017 về “Phê duyệt đề án bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn TP Hà Nội đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030”. Theo đó, nhiều nội dung của đề án đã được triển khai thực hiện, bước đầu đã thu được những kết quả khả quan.

Cụ thể, với sự vào cuộc quyết liệt từ TP đến cơ sở, nhiều nội dung của đề án đã được triển khai như: Rà soát, đánh giá, phân loại làng nghề; truyền thông, tập huấn, nghiên cứu, giới thiệu, phổ biến công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường… Đáng chú ý, trong danh sách 235 làng nghề thuộc đề án bảo vệ môi trường làng nghề được UBND TP phê duyệt, nhiệm vụ được thực hiện trong 2 đợt đã tiến hành đánh giá, phân loại 228 làng nghề, 6 làng nghề còn lại qua điều tra, khảo sát đã mai một nên không tiến hành lấy mẫu để phân loại, 1 làng nghề không được phê duyệt kinh phí thực hiện.

Ô nhiễm môi trường bủa vây nhiều làng nghề tại Hà Nội.(ảnh: Văn Biên)
Ô nhiễm môi trường bủa vây nhiều làng nghề tại Hà Nội. Ảnh: Văn Biên

Nhìn chung, thông qua thực hiện nhiều giải pháp từ truyền thông thay đổi nhận thức của người dân đến các biện pháp về kỹ thuật, công nghệ, quy hoạch… đã có những tín hiệu lạc quan về khắc phục, cải thiện ô nhiễm làng nghề, tuy nhiên, chuyển biến vẫn chậm.

Lý giải những khó khăn trong khắc phục ô nhiễm môi trường làng nghề, theo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, phần lớn làng nghề trên địa bàn TP đã tồn tại hàng trăm năm nay cùng sự hình thành, phát triển của các làng, xã. Các làng nghề không chỉ hoạt động kinh tế mà còn là văn hóa, phong tục, tập quán sản xuất gắn bó mật thiết với đời sống nhân dân. Vì vậy, việc thay đổi tư duy, phương thức sản xuất của các hộ dân trong các làng nghề theo xu hướng sản xuất sạch hơn, hạn chế ô nhiễm môi trường gặp nhiều khó khăn.

Các hộ sản xuất làm nghề phân tán trong làng nghề, các hộ đều tận dụng diện tích đất ở để làm cơ sở sản xuất, quy mô sản xuất nhỏ, tự phát, việc sản xuất xen lẫn sinh hoạt gây nhiều bất cập trong công tác bảo vệ môi trường, đặc biệt là công tác thu gom, xử lý nước thải sản xuất tại các làng nghề…

Theo Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Lê Tuấn Định, năm 2021, Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ, trọng tâm là các nhiệm vụ về xử lý nước thải làng nghề.

Trong đó, có việc triển khai công tác khảo sát, lập dự án thí điểm đầu tư hệ thống xử lý nước thải theo mô hình hợp tác công - tư tại làng nghề dệt Phùng Xá (huyện Mỹ Đức). Dự án đầu tư, xây dựng và vận hành quy trình công nghệ xử lý môi trường làng nghề thủ công, mỹ nghệ sử dụng tích hợp công nghệ xử lý mô đun - hóa học chuyên biệt cho các chất sơn mài, phẩm phụ gia; dự án đầu tư, xây dựng và vận hành quy trình công nghệ xử lý môi trường làng nghề tái chế chất thải sử dụng tích hợp công nghệ xử lý mô đun, công nghệ thu hồi các chất có thể tái sử dụng…

Cũng theo ông Lê Tuấn Định, trên thực tế, để bảo đảm xử lý ô nhiễm môi trường một cách căn cơ, đòi hỏi sự nỗ lực vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, nhất là chính quyền cơ sở và bản thân người dân các làng nghề.

Ông Lê Tuấn Định nhấn mạnh, các địa phương cần xây dựng hương ước, quy ước bảo vệ môi trường làng nghề, đồng thời, lập, trình UBND cấp huyện phê duyệt phương án bảo vệ môi trường làng nghề để tổ chức thực hiện, đặc biệt là đối với những làng nghề ô nhiễm và ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Chính quyền các địa phương cần kiến nghị kịp thời với cơ quan có thẩm quyền không cho phép thành lập mới các công đoạn sản xuất có tiềm năng gây ô nhiễm môi trường cao đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường và các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

Các cơ sở, hộ sản xuất kinh doanh tại làng nghề cần thực hiện đúng, đầy đủ các nội dung về báo cáo đánh giá tác động môi trường; thực hiện di dời, chuyển đổi ngành nghề sản xuất hoặc chấp hành các biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.

                                                            Theo; phapluatxahoi.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

21
Đang xem:
72.467.772
Tổng truy cập: