MÔI TRƯỜNG + AN TOÀN LĐ
Bài 06: Phát triển mô hình kinh tế xanh cho các làng nghề Việt Nam
(Ngày đăng: 06/07/2020   Lượt xem: 551)
PGS.TS. Nguyễn An Thịnh(1), TS. Đặng Trung Tú(2)
Trường Đại học Kinh tế, ĐHQGHNViện Chiến lược và Chính sách Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường

Langnghevietnam.vn -  “Kinh tế xanh” là một khái niệm mới được chính thức đề cập lần đầu tiênbởi nhóm các nhà kinh tế môi trường gồm David Pearce, Anil Markandya và EdwardBarbier trong một báo cáo gửi Chính phủ Liên hiệp Vương quốc Anh năm 1989. Năm1991 và 1994, nhóm tác giả xuất bản các ấn phẩm “Xanh hóa nền kinh tế thếgiới” và “Đo lường sự phát triển bền vững”. Nội dung nhằm phát triển mở rộng “kinh tế xanh”sang các vấn đề toàn cầu như biến đổi khí hậu, sự suy giảm của tầng ozon, nạn phá rừng, tổnthất và suy thoái tài nguyên trong quá trình phát triển. Tới năm 2008, trong bối cảnh khủnghoảng kinh tế toàn cầu, Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (UNEP) đã nhắc lạikhái niệm này. UNEP hướng tới xây dựng nền kinh tế xanh, bắt đầu bằnggóikích thích kinh tế xanh trong một số lĩnh vực cụ thể. Một số quốc gia nhưHàn Quốc, Úc, Đan Mạch, Nhật Bản,… đã hưởng ứng và sử dụng các gợi ýcủa UNEP để xây dựng các chương trình phát triển cho mình.


                     Lò gốm nung gaz gần 30m3 vừa dựng xong ( Hình minh họa)
 
Có nhiều định nghĩa khác nhau về kinh tế xanh. Liên minh châu Âu cho rằng “Kinh tếxanh là nền kinh tế tăng trưởng thông minh, bền vững và công bằng”. Nhóm Liên minh kinh tế xanh (2012) địnhnghĩa kinh tế xanh là “nền kinh tế tạo ra chất lượng cuộc sống tốt hơn cho tất cả mọi ngườitrong giới hạn sinh thái của Trái Đất”. Phòng Thương mạiquốc tế (2012) xem xét kinh tế xanh từ góc độ kinh doanh, theo đó: “Kinh tế xanh là nền kinh tếmà tăng trưởng kinh tế và trách nghiệm môi trường đi đôi với nhau, tương hỗ cho nhau;đồng thời hỗ trợ quá trình phát triển xã hội”. Báo cáo của Vụ Liên hiệp quốc tế về các vấn đề kinh tế và xã hội (2012)tổng hợp các định nghĩa của nhiều quốc gia và chỉ ra điểm chung là một nền kinh tế xanhcần hướng tới việc giảm các tác động tiêu cực của hoạt động kinh tế tới môi trường và xãhội.
 
Cho đến nay, định nghĩa của UNEP (2011) được coi là chính xác và đầy đủ nhất vềkinh tế xanh: “… là nền kinh tế vừa mang lại hạnh phúc cho con người vàcông bằng xã hội, vừa giảm thiểu đáng kể các nguy cơ về môi trường và suy giảm sinh thái. Đó là nền kinh tế ít phát thải cacbon, sử dụng hiệu quả tài nguyên và đảm bảo công bằng xãhội”. UNEP khẳng định xây dựng nền kinh tế xanhkhông mâu thuẫn với phát triển kinh tế. Ngược lại, có thể tạo ra động lực cho phát triểnkinh tế, tạo ra các việc làm mới, phù hợp với bối cảnh mới. Ngoài ra, các chiến lượctăng trưởng xanh để xây dựng nền kinh tế xanh rất quan trọng để xóa bỏ nghèo đóitrong các lĩnh vực trước đây bị coi khó xóa nghèo. Kinh tế xanh không thay thế cho các mục tiêu phát triển bền vững. Vì phát triển bền vững là mục tiêu dài hạn (với 17 mục tiêu của phát triển bền vững, mà trước đó là các mục tiêuthiên niên kỷ), còn xanh hóa nền kinh tế là phương tiện đưa các quốc gia tới đích của pháttriển bền vững. Ngược lại, xây dựng nền kinh tế xanh là con đường để hướng tới phát triểnbền vững một cách kinh tế nhất.
 
Khi thực hiện kinh tế xanh, các yếu tố kinh tế, xã hội, sinh thái và công nghệ được kếthợp với nhau và phải được quản lý bởi một hệ thống quản trị tốt. Kinh tếxanh không chỉ là xanh hóa các ngành của nền kinh tế, mà phải đảm bảo ba yếu tố:
Về xã hội: Nâng cao sự thịnh vượng của con người bằng cách đảm bảo các dịch vụchăm sóc sức khỏe, giáo dục và nghề nghiệp tốt hơn, đảm bảo công bằng xã hội; hòa nhậpvà giảm sự bất bình đẳng; nâng cao chất lượng cuộc sống; giải quyết các vấn đề về giới vàtăng trưởngxanh.
 Về kinh tế: Nâng cao bình đẳng về kinh tế thông qua việc chấm dứt nghèo đói daidẳng và đảm bảo công bằng kinh tế, tài chính và xã hội; Thúc đẩy gia tăng về thu nhập vàviệc làm; thúc đẩy hoạt động đầu tư công và tư; tạo ra một nền kinh tế ổn định và tăngtrưởng về kinh tế; tạo ra các hoạt động kinh tế mới, việc làm mới (việc làm xanh).
Về môi trường: Giảm các rủi ro môi trường thông qua việc giải quyết các vấn đề vềbiến đổi khí hậu, axit hóa đại dương, phát thải các chất ô nhiễm và hóa chất nguy hại, cũngnhư việc gia tăng chất thải và quản lý không tốt chất thải; Giảm suy giảm sinh thái bằng việcquản lý chặt hơn các nguồn nước sạch, các tài nguyên thiên nhiên và các dịch vụ hệ sinhthái; sử dụng tài nguyên hiệu quả; giảm lượng khí thải cácbon và ô nhiễm; tăng cường sửdụng hiệu quả năng lượng và tài nguyên; nâng cao trách nhiệm xã hội về môi trường(UNDESA, 2012a).
 
Như vậy kinh tế xanh hàm chứa nội dung phát triển bền vững. Nhấn mạnh vàoyếu tố đầu tư trở lại để duy trì vốn tự nhiên, đảm bảo phục hồi và duy trì hệ sinh thái. Đặcbiệt, giảm phát thải khí nhà kính nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu.
 
Đây là các yếu tố nội hàm của kinh tế xanh. Xét theo lĩnh vực, nền kinh tế xanhđược tạo thành bởi việc tăng cường đầu tư trong các lĩnh vực chính sau đây: năng lượng táitạo, giao thông phát thải carbon thấp, xây dựng nhà hiệu quả năng lượng, các kỹ thuật sạch,hệ thống quản lý chất thải tiên tiến, hệ thống cung cấp nước sạch tiên tiến, và nông, lâm, ngưnghiệp bền vững (UNEP, 2010). Đặc biệt, đầu tư cần được hỗ trợ bởi các cải cáchvề chính sách trong nước, chính sách quốc tế và xây dựng cơ sở hạ tầng củathị trường.
 
Đáng chú ý, OECD (2012) cho rằng thực hiện kinh tế xanh đang là xu hướngtất yếu trên thế giới. Chúng không chỉ phù hợp với các nước phát triển có nền tảng kinh tế vữngmạnh và trình độ kỹ thuật cao, mà còn cần thiết hơn đối với các nước đang phát triển.Nguyên nhân do các nước đang phát triển dễ bị tổn thương hơn bởi biến đổi khíhậu; đồng thời nền kinh tế bị phụ thuộc vào việc khai thác các tàinguyên thiên nhiên hơn so với các nước đã phát triển. Rất nhiều nước đangphải đối mặt với những đe dọa nghiêm trọng về kinh tế, xã hội và hệ sinh thái. Ví dụ: anninh lương thực, an ninh nước ngọt và các vấn đề ô nhiễm. Do vậy, trong trường hợp không chuyểnhướng phát triển sang kinh tế xanh, các nước này có thể phải đánh đổi phần lớn lợi ích từphát triển kinh tế cho các chi phí môi trường và không đạt được phát triển bềnvững. Theo đó, UNEP đã hỗ trợ các nước đang phát triển rất nhiều trong việc thực hiện các môhình kinh tế xanh.
 
Tại các nước trong khu vực, một số mô hình kinh tế xanh đã được nghiên cứu và triển khai tại làng nghề. 
- Mô hình OVOP (mỗi làng một sản phẩm): Khởi đầu là sáng kiến của Morihiko Hiramatsu vào năm 1979 đề xuất mỗi làng một sản phẩmtạo nên động cơ thúc đẩyngười nông dân trong vai trò chủ động và huy động các nguồn tài chính khác giúp cho sự phát triển của cộng đồng nông dân. Phong trào này đã đượcphát triển thành công ở Oita và các địa phương khác tại Nhật Bản. Các sản phẩm được bán rộng rãi cho khách hàng trong nước và quốc tế. OVOP tạo sinh kế cho người dân nôngthôn, đặc biêt là phụ nữ thông qua thúc đẩy phát triển sản phẩm truyền thống. Phong trào đã lan tỏa tới các nước Đông Nam Á. Sáng kiến OVOP của Nhật Bản với cách tiếp cận từ dưới lên trên đã chuyển giao và phát triển tại các quốc gia đang phát triển. Mục tiêu nhằm kích hoạt cộng đồng nông thôn và cải thiện đời sống của họ. Đồng thời, thúc đẩy và phát huy các kỹ năng và nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương để phát triển sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.
 Mô hình làng sinh thái (Satoyama)ở Nhật Bản:quy mô khoảng 80 hộ gia đình, các hoạt động sản xuất kinh doanh được tổ chức theo hình thức: liên kết trong sản xuất với chu trình sản xuất được khép kín tối đa; các chất thải được tận dụng tối đa, thông qua luân chuyển từ các hoạt động trồng trọt, chăn nuôi, sinh hoạt của người dân trong làng; các hoạt động sinh hoạt tập thể như: ăn uống, sinh hoạt văn hóa, y tế, giáo dục… được tổchức tập trung chặt chẽ nhằm hỗ trợnhau phát triển. Kết quả thực hiện mô hình đã phát huy được trách nhiệm cá nhân và cộng đồng vì các mục tiêu bền vững chung.
 
- Tại Đông Nam Á: Campuchia với „Mỗi làng một sản phẩm”; Indonesia với “Trở lại thôn làng”; Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào „Neuang Muang; Neuang Phalittaphan‟; Malaysia „Satu Kampung, Satu Produk‟; Philippines „One Barangay, One Product‟ và đặc biệt là Thái Lan với „One Tambon, One Product - OTOP‟ (“Mỗi làng một sản phẩm”) đã chứng tỏ là biện pháp có hiệu quả cao mở ra con đường mới để phát triển các sản phẩm của nông thôn.Chính phủ Thái Lan khởi xướng dự án toàn quốc "Mỗi làng một sản phẩm" (2001). Mục tiêu hướng các nguồn lực đến những sản phẩm và dịch vụ đặc thù địa phương. Chiến lược nhằm tạo ra thu nhập bình đẳng cho người dân nông thôn ở 
mọi làng quê trên cả nước. Dựa trên đặc điểm và thế mạnh, từng làng sẽ phát triển một sản phẩm đặc thù có chất lượng. Mục tiêu là sản phẩm giành được các thị trường ngách trên thị trường thế giới; nhận biết thông qua chất lượng và tính khác biệt nhờ vào đặc thù của từng làng.
 
Thời gian qua, các làng nghề của Việt Nam đã góp phần không nhỏvào quá trình phát triển kinh tếxã hội, nhất là ở khu vực nông thôn. Tuy nhiên, khu vựcnày cũng bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, như: khả năng điều hành quản lý chưa tốt, cơ sở hạtầng kĩ thuật còn yếu, máy móc thiết bị, công nghệ lạc hậu, nguyên vật liệu và thị trườngtiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn, dẫn đến nhiều hạn chế trong cạnh tranh ngay cả ở thịtrường nội địa,... Các làng nghề với quy trình sản xuất thủ công, quy mô nhỏ lẻ,phân tán, không có các công trình xử lý nước thải… đã và đang khiến chất lượngmôi trường nước tại nhiều làng nghề suy giảm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sức khỏe cộngđồng. Đặc biệt, hệ thống cấp thoát chưa đồng bộ, xử lý nước thải cònnhiều hạn chế dẫn đến việc nước thải từ các hoạt động sản xuất đổ trực tiếp rahệ thống cống rãnh, ao hồ, đi vào các dòng chảy sông làm cho hàm lượng các chất ô nhiễmvượt các quy định cho phép nhiều lần.
 
Các tồn tại hạn chế nói trên là một trong những yếu tố kìm hãm sự phát triểntheo xu hướng tăng trưởng xanh. Vấn đề đặt ra, làm thế nào để nâng cao năng suất, chấtlượng, hiệu quả và tính cạnh tranh của làng nghề gắn kết chặt chẽ với phát triển bền vững vềmặt kinh tế, xã hội và môi trường trong quá trình hội nhập quốc tế. Câu trả lời ở đây là cần đổi mới mô hình phát triển làng nghề theo hướng kinh tế xanh và tăng trưởng xanh.
 
Xây dựng mô hình kinh tế xanh tại các làng nghề của Việt Nam cần dựa trên sự kết hợp chặt chẽ các nền tảng cơ bản bao gồm: Nhận diện, đánh giá mô hình kinhtế xanh làng nghề (tiêu chí xây dựng mô hình kinh tế xanh);Sản xuất xanh, tiêu dùngxanh, lối sông xanh;Tổ chức không gian xanh;Năng lượng tái tạo (ví dụ, năng lượng mặttrời);Tiết kiệm năng lượng (ví dụ, sử dụng đèn LED);Giảm ô nhiễm;Phân loại chất thải…
Một trong những thách thức khi hướng tới kinh tế xanh ở các làng nghề là việc duy trì và phát triển các chuỗi cung ứng hàng hóa hiệu quả hơn và xanh hơn. Xây dựng mô hình kinh tế xanh tại làng nghề cần dựa trên ba nguyên tắc cơbản: (1) mang tính địa phương, nhưng phải tiến ra toàn cầu; (2) phát huy tính tự lực và sángtạo;(3) phát triển nguồn nhân lực.
 
Các mục tiêu cụ thể bao gồm: (1) Tạo ra những đặc điểm riêng biệt cho sản phẩm của địa phương để tăng doanh số bán. Ngoài ra, hàng hoá thâm nhập thị trường thế giới, đáp ứng những tiêu chuẩn về vệ sinh và chất lượng quốc tế;
 
(2) Làm sống lại, phục hồi và phát huy các kiến thức truyền thống của địa phương. Nhằm củng cố hiệu quả kinh doanh của địa phương; (3) Phát huy những tri thức của địa phương, sáng tạo những sản phẩm và hàng hoá mới có tính đặc thù; (4) Song song phát triển du lịch sinh thái và du lịch tham quan các làng nghềthủ công mỹ nghệ nhằm tăng thu nhập cho địa phương; (5) Xây dựng lòng tự hào dân tộc và xã hội đối với các sản phẩm của Thái Lan; (6) Hỗ trợ các doanh nghiệp địa phương phát triển và cạnh tranh trên thị trường quốc tế. Thông qua việc hỗ trợthiết kế và phát triển sản phẩm theo kịp thay đổi thị hiếu và sở thích của thị trường.
                                                     
                                                     Ban : TT -QHQT Hiệp hội làng nghề Việt Nam (biên soạn)
                                                             

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

14
Đang xem:
72.496.621
Tổng truy cập: