MÔI TRƯỜNG + AN TOÀN LĐ
Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường
(Ngày đăng: 18/10/2012   Lượt xem: 782)
Làng nghề truyền thống không chỉ đóng góp cho xã hội một lượng hàng hóa khá lớn, mà còn là nét đặc trưng văn hóa ở mỗi làng quê, hay của một địa phương.

Ở nước ta, các làng nghề chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực sản xuất như: đồ mỹ nghệ, chế biến nông sản, thực phẩm; dược liệu; dệt may; đồ da; gốm sứ; cơ khí; tái chế phế liệu; vật liệu xây dựng... Do nhu cầu của xã hội, nhất là với thị trường khu vực nông thôn, cho nên có nhiều làng nghề được hình thành, không chỉ tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân mà còn góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn ở nhiều miền quê. Với đặc thù, chủ yếu sản xuất thủ công, quy mô nhỏ lẻ theo mô hình hộ gia đình là chính, cho nên việc đầu tư trang thiết bị, phương tiện, mặt bằng sản xuất còn nhiều hạn chế. Ngoài ra, do sự phát triển các làng nghề mang tính tự phát, thiếu quy hoạch, thiếu vốn cho đầu tư sản xuất, cho nên các cơ sở sản xuất chưa thật sự chú trọng công tác bảo vệ môi trường trong sản xuất, cũng như môi trường sống, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người dân ở các làng nghề.

Kết quả khảo sát môi trường ở một số làng nghề thuộc khu vực thành phố Hà Nội cho thấy: Nguồn nước thải bị ô nhiễm từ sản xuất chế biến thực phẩm, dệt, nhuộm, tái chế, gia công cơ khí..., thường cao gấp từ 2,5 đến chín lần tiêu chuẩn cho phép. Ô nhiễm môi trường không khí do bụi, hơi kim loại, hơi a-xít là rất cao, nhất là đối với các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng, gốm sứ..., do sử dụng nhiên liệu than đá, dầu, hóa chất... làm cho người dân thường mắc các bệnh: viêm phế quản, dị ứng ngoài da, đau mắt... Ðáng chú ý, ở nhiều làng nghề, tỷ lệ người mắc bệnh ung thư khá cao.

Hiện nay, ý thức, tránh nhiệm của các cơ sở sản xuất đối với việc bảo vệ môi trường chưa tốt, nhất là việc chấp hành các quy định về lĩnh vực này; chưa đầu tư các trang thiết bị, máy móc hiện đại, áp dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, cũng như thu gom, xử lý chất thải... Cùng với đó là nhận thức của cán bộ cấp cơ sở còn hạn chế, nên việc tuyên truyền, phổ biến kiến thức bảo vệ môi trường tới các hộ sản xuất gần như bỏ ngỏ. Ở nhiều địa phương, ngân sách dành công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế.

Ðể phát huy thế mạnh của các làng nghề, đồng thời từng bước khắc phục ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng môi trường sống, sức khỏe cho người dân, thời gian tới, các ngành liên quan cần tiếp tục bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý, các quy định trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề, trong đó chú ý đặc thù riêng của từng làng nghề. Ðồng thời bổ sung nguồn kinh phí, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật trong kiểm soát, xử lý môi trường, nhất là việc khuyến khích chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, các phương thức sản xuất sạch, ít gây ô nhiễm môi trường, các công nghệ xử lý chất thải phù hợp từng lĩnh vực sản xuất. Ðối với chính quyền các cấp địa phương, tăng cường công tác truyền thông, phổ biến kiến thức về môi trường đến các hộ sản xuất và có cơ chế, chính sách, kể cả việc tạo quỹ đất nhằm di chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ra khỏi khu vực dân cư. Ngoài ra, các địa phương đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát, xử lý các trường hợp vi phạm quy định về môi trường; tuyên dương, khen thưởng các cơ sở sản xuất chấp hành tốt vấn đề này. Ðối với các cơ sở sản xuất, bên cạnh việc thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, cần chú trọng đầu tư trang thiết bị sản xuất hiện đại, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, giúp giảm thiểu chất thải, khí thải ra môi trường. Có như vậy, các làng nghề mới phát triển bền vững và môi trường sống của chính những người dân trong khu vực được bảo đảm.

Theo báo nhân dân

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

13
Đang xem:
75.881.600
Tổng truy cập: