MÔI TRƯỜNG + AN TOÀN LĐ
Mối nguy hại và bài toán xử lý chất thải rắn
(Ngày đăng: 14/10/2012   Lượt xem: 1178)
Theo báo cáo môi trường quốc gia 2011 thì việc xử lý chất thải đang là vấn đề khó khăn nhất hiện nay, đặc biệt là chất thải rắn. “Việc thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải rắn đã và đang trở thành một bài toán khó đối với các nhà quản lý tại hầu hết các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam - Bộ trưởng Bộ TN - MT Nguyễn Minh Quang nhấn mạnh trong báo cáo môi trường quốc gia.

Tăng khoảng 10% mỗi năm

Báo cáo Môi trường quốc gia 2011 đã tập trung phân tích hiện trạng chất thải rắn đô thị, nông nghiệp và nông thôn, y tế, đặc biệt là vấn đề chất thải nguy hại, cùng những tác động tiêu cực của ô nhiễm môi trường do chất thải rắn gây ra. Báo cáo chỉ rõ thực trạng chất thải rắn phát sinh ở các khu đô thị, khu công nghiệp và cả ở vùng nông thôn ngày càng gia tăng và phức tạp, lượng phát sinh trung bình khoảng 10% mỗi năm.

Kết quả khảo sát của Tổng cục Môi trường, Bộ TN - MT cho thấy, lượng chất thải rắn (bao gồm rác sinh hoạt, rác công nghiệp, rác y tế...) thông thường phát sinh trong cả nước vào khoảng 28 triệu tấn/năm, trong đó rác công nghiệp thông thường là 6,88 triệu tấn/năm, rác sinh hoạt khoảng 19 triệu tấn/năm. Rác y tế khoảng 2,12 triệu tấn năm. Riêng chất thải nguy hại (loại rác công nghiệp đặc biệt nguy hiểm, ở thể rắn hoặc lỏng, có đặc điểm dễ cháy, nổ, ăn mòn, gây nhiễm trùng) năm 2010 đã phát sinh tới 700 triệu tấn/năm. Con số về rác không ngừng gia tăng trong khi thực tế tại các địa phương các đơn vị có đủ tiêu chuẩn thu gom xử lý chỉ đạt... 100 nghìn tấn/năm. Rác phát sinh chủ yếu ở 2 khu đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội và TP Hồ Chí Minh với tổng lượng 8.000 tấn/ngày. Lượng rác ở hai thành phố này chiếm tới hơn 45% lượng rác sinh hoạt phát sinh từ tất cả các đô thị trong cả nước. Tuy nhiên, theo Bộ TN - MT, sau khi Hà Nội mở rộng, lượng CTR đã phát sinh lên đến 6.500 tấn/ngày, trong khi năm 2007 chỉ là 2.600 tấn/ngày.

Nguồn: dangcongsan.com.vn


Theo dự báo, đến năm 2015, tỷ trọng chất thải rắn sẽ còn tiếp tục tăng lên tương ứng với con số 51% và 22%, lượng chất thải nguy hại chiếm từ 18 - 25% lượng chất thải rắn phát sinh tại mỗi khu vực.

Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Dương Tùng cho biết, điều đáng lo ngại là chất thải nguy hại trong rác sinh hoạt vẫn chưa được thu gom và xử lý riêng. Điển hình như pin, đèn tuýp, nhiệt kế thủy ngân vỡ, bao bì chất tẩy rửa, vỏ hộp sơn… Các chất này bị lẫn trong rác và đưa đến chôn lấp chung với rác sinh hoạt tại các bãi rác. “Việc này gây ảnh hưởng tới quá trình phân hủy rác và hòa tan các chất nguy hại vào nước rỉ rác, gây ô nhiễm môi trường.

Xử lý còn manh mún

Theo Tổng cục Môi trường, đáng mừng là công tác quản lý chất thải rắn đã từng bước có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ thu gom hiện nay đã tăng đáng kể, trong đó tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp và dịch vụ ở các khu đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất đạt khoảng 80-82%. Tuy nhiên, kết quả này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu và mong muốn thực tế, phần lớn chất thải rắn chưa được phân loại tại nguồn, thu gom lẫn lộn, việc tái chế, xử lý chưa khoa học, còn manh mún. Ông Nguyễn Trung Việt - Sở TN - MT TP Hồ Chí Minh cho biết, hầu hết các loại chất thải đều được xử lý thiếu bền vững do nhiều lý do, như công nghệ lạc hậu, thiếu vốn đầu tư, thiếu kết hợp giữa các trung tâm nghiên cứu và công ty xử lý, nguồn chất thải xử lý không ổn định. “Những thành tựu đạt được về xóa đói giảm nghèo, sức khỏe cộng đồng và vệ sinh môi trường do quá trình phát triển kinh tế và xã hội mang lại trong nhiều năm qua, có nguy cơ đổ vỡ hoàn toàn do nạn ô nhiễm môi trường” - ông Việt cảnh báo.

Trước thực trạng trên, Bộ TN - MT kiến nghị Quốc hội và Chính phủ cần rà soát và điều chỉnh định hướng, chiến lược BVMT quốc gia, trong đó có chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn (CTR); rà soát điều chỉnh quy hoạch quản lý CTR liên vùng, liên tỉnh theo hướng xây dựng khu xử lý CTR thông thường riêng cho các địa phương, xây dựng khu xử lý chất thải nguy hại liên vùng, liên tỉnh. Các địa phương tập trung nhân lực, vật lực và tài lực để xây dựng trình Chính phủ phê duyệt các chương trình, đề án quốc gia nhằm giải quyết các vấn đề bức xúc về CTR.

Theo quy định, Bộ TN - MT được giao xây dựng Báo cáo Môi trường để trình Quốc hội; cung cấp thông tin về môi trường tới mọi tầng lớp nhân dân và toàn xã hội hàng năm theo chuyên đề; 5 năm một lần xây dựng Báo cáo Tổng quan môi trường quốc gia. Phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường Hoàng Dương Tùng cho biết: quản lý chất thải rắn theo hướng bền vững là một trong 7 chương trình ưu tiên của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia và là một nội dung thuộc lĩnh vực ưu tiên trong chính sách phát triển của Chương trình Nghị sự 21 - Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam.                                                           

                                                                                              Theo: Daibieunhandan - Nhật Anh

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

19
Đang xem:
72.468.992
Tổng truy cập: