MÔI TRƯỜNG + AN TOÀN LĐ
Môi trường “chết dần”, con người “sống mòn”
(Ngày đăng: 29/09/2012   Lượt xem: 918)

2012_125_T11_anh.jpg

 Các cơ sở sản xuất, tái chế giấy nhả khói suốt ngày đêm

 khiến bầu không khí ở xã Phong Khê luôn khét lẹt

 Trước kia, Phong Khê chuyên sản xuất giấy seo cuốn pháo cho làng pháo Bình Đà (Hà Tây cũ). Khi pháo bị cấm sản xuất, Phong Khê chuyển sang sản xuất giấy gia dụng cung cấp cho thị trường. Mỗi ngày từ Phong Khê, có tới hàng trăm tấn giấy thành phẩm gồm các loại giấy vỏ, giấy ăn, giấy vệ sinh... được chuyển đi khắp nơi tiêu thụ. Trên địa bàn xã hiện có khoảng 184 doanh nghiệp với tổng số 2.200 hộ dân chuyên sản xuất, tái chế các loại sản phẩm giấy.

 Có mặt tại Phong Khê, chúng tôi nhận thấy nơi đây chẳng khác gì một bãi rác giấy khổng lồ. Từ đầu làng đến cuối xóm đều ngổn ngang than củi, giấy phế liệu chất thành đống. Ðường làng thì bùn đất nhầy nhụa, lầy lội, bốc mùi hôi thối, nồng nặc. Tất cả nước thải của các nhà máy, xưởng sản xuất thải trực tiếp xuống mương máng chảy ra ruộng đồng và sông Ngũ Huyện Khê. Nguồn nước ở đây cũng bị ô nhiễm nặng bởi các loại hóa chất dùng để nhuộm, tẩy trắng trong quá trình tái chế và sản xuất giấy. Do lượng nước máy không đủ nên người dân trong xã vẫn phải dùng nguồn nước bị ô nhiễm để sinh hoạt, tắm giặt. Theo kết quả khảo sát gần đây của ngành chức năng địa phương, trung bình mỗi ngày ở cụm công nghiệp làng nghề này thải ra môi trường khoảng gần 100 tấn rác thải; Lượng nước thải chưa qua xử lý từ 3.500 đến 4.000m3; Hàm lượng COD vượt tiêu chuẩn cho phép từ 8,1 đến 58,9 lần, Coliform vượt từ 11 đến 18,7 lần... Mẫu nước ngầm ở độ sâu 40 m có chỉ số coliform vượt tiêu chuẩn cho phép tới 18 lần. 30% ruộng đất ở đây không thể canh tác được vì bị ô nhiễm quá nặng. Con sông Ngũ Huyện Khê trước kia vốn là nguồn cung cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân nay đen ngòm, không một sinh vật nào sống nổi. Không chỉ nguồn nước mà cả không khí cũng bị ô nhiễm. Để vận hành máy móc, gần 200 xưởng sản xuất mỗi ngày đốt hơn 500 tấn than củi. Thêm vào đó, các chất thải rắn và phế phẩm được gom thành đống đem đốt, khói âm ỉ suốt ngày đêm cộng với những ống khói đen kịt của các nhà máy tuôn xả mù mịt khiến không khí toàn xã như "chảo lửa”, khét lẹt.

 Người dân ở đây mắc hàng trăm thứ bệnh nhiều nhất là hô hấp, tiêu hóa và bệnh ngoài da. Nguy hiểm hơn, những năm gần đây, số người mắc phải bệnh ung thư ngày càng nhiều. Theo tìm hiểu, chúng tôi được biết, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm trên là do ý thức bảo vệ môi trường của các nhà máy sản xuất quá kém, họ không tuân thủ qui định về bảo vệ môi trường, cứ vô tư xả thải chưa qua xử lý ra môi trường. Mặt khác, cũng do địa phương chưa có kinh nghiệm tổ chức quản lý khu công nghiệp, chế tài xử phạt quá nhẹ, mặt bằng khu công nghiệp còn thấp, địa điểm chưa hợp lý...

 Để khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, Trong thời gian qua, chính quyền địa phương đã thực hiện nhiều giải pháp như: quy hoạch cụm công nghiệp làng nghề, xây dựng hệ thống xử lý nước thải... song mọi cố gắng đã không đạt hiệu qủa như mong muốn.

 Môi trường ở xã Phong Khê đang "chết dần”, con người thì "chết mòn”. Nhưng dường như chính quyền, doanh nghiệp và người dân địa phương chỉ quan tâm đến lợi nhuận, tiền bạc mà coi thường chính sức khỏe, tính mạng của mình và những người xung quanh. Nếu không có biện pháp xử lý hiệu quả thì chẳng bao lâu nữa Phong Khê sẽ phải hứng chịu thảm họa môi trường.

Theo đại đoàn kết

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

23
Đang xem:
72.470.556
Tổng truy cập: