MÔI TRƯỜNG + AN TOÀN LĐ
Các làng nghề Hà Nội: Tích cực áp dụng sản xuất sạch hơn
(Ngày đăng: 15/09/2012   Lượt xem: 1448)

tich cuc ap dung1340596353_340x250.jpg

Một số DN mây tre đan đã áp dụng SXSH

Để phát triển các làng nghề truyền thống bền vững, áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) là một trong những giải pháp quan trọng đang được Hà Nội tích cực triển khai.

Theo thống kê của Sở Công Thương Hà Nội, thành phố có khoảng 1.270 làng nghề với đặc trưng là tận dụng diện tích đất ở để làm nơi sản xuất; đa phần hệ thống xử lý nước thải chưa được đầu tư xây dựng; 70% thiết bị sử dụng là máy móc thô sơ, đơn giản… Do vậy, ô nhiễm môi trường làng nghề là điều không tránh khỏi và ngày càng đe dọa nghiêm trọng đến môi trường sống cũng như phát triển sản xuất. Ở các làng nghề ngoại thành, vấn đề này càng nổi cộm hơn. Cụ thể, tại các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, không khí bị ô nhiễm do đốt nhiên liệu, do sự phân hủy yếm khí các chất hữu cơ có trong nước thải, chất thải rắn (CO2, NH3, CH4…). Tại các làng nghề mây tre đan, làm nón, tăm hương…, do khâu sấy chống mốc dùng diêm sinh đã gây phát sinh một lượng lớn khí SO2. Không khí tại các làng nghề dệt nhuộm, gốm sứ bị ô nhiễm do bụi bông, bụi than, hơi hóa chất, xút thải… Ô nhiễm làng nghề không chỉ ảnh hưởng đến môi trường mà còn khiến tỷ lệ người mắc bệnh có xu hướng tăng cao, đặc biệt là nhóm người trong độ tuổi lao động.

Theo ông Đào Hồng Thái - Giám đốc Trung tâm Tiết kiệm năng lượng Hà Nội - ô nhiễm môi trường tại các làng nghề hoàn toàn có thể khắc phục được nếu áp dụng các giải pháp SXSH. Ứng dụng các giải pháp SXSH nhằm giảm ô nhiễm và tăng hiệu quả kinh tế tại các khu vực làng nghề là một trong những trọng tâm của hoạt động SXSH đang được triển khai trên địa bàn.

Điển hình như làng gốm Bát Tràng, trước đây, mỗi ngày, làng nghề tiêu thụ khoảng 800 tấn than và thải vào môi trường các loại khí độc hại: CO, SO2, H2S, bụi silic, chất thải rắn...  Để giải quyết bài toán phát triển bền vững, các DN và cơ sở sản xuất làng nghề Bát Tràng đã tích cực tham gia chuyển đổi công nghệ sản xuất. Đầu năm 2006, Bộ Khoa học và Công nghệ phối hợp với Quỹ Môi trường toàn cầu của UNDP triển khai dự án “Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các DN nhỏ và vừa ở Việt Nam” tại làng nghề. Dự án đã giúp các DN chuyển đổi công nghệ nung gốm từ các lò than, lò gas truyền thống sang lò gas hiện đại. Sau 4 năm chuyển đổi công nghệ sản xuất, nghệ nhân Trần Văn Độ- chủ một DN ở Bát Tràng- cho biết: Nung sản phẩm bằng lò gas cải tiến giúp DN giảm tỷ lệ tiêu hao năng lượng trên một đơn vị sản phẩm tới 30%, giúp tăng tỷ lệ sản phẩm ra lò đạt tiêu chuẩn chất lượng lên 95-98% (trước kia 60-70%); lợi nhuận tăng gấp 2-3 lần so với công nghệ cũ.

Một số DN mây tre đan ở làng nghề Phú Vinh (xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ) đã áp dụng SXSH, đem lại nhiều lợi ích từ kinh tế đến môi trường. Bà Nguyễn Thị An- chủ DN mây tre đan An Nghĩa- chia sẻ: Trước khi thực hiện SXSH, DN bị hao hụt tới 10% mây tươi ở khâu luộc, tẩm, thu mua. Hóa chất tổn thất nhiều do hệ thống luộc và tẩm mây làm bằng xi măng không có gia nhiệt; cũng ở khâu này, thêm 10% nguyên liệu tiếp tục bị hao hụt. Khi thực hiện SXSH, kết quả mang lại thật không ngờ, lượng nguyên liệu hao hụt giảm mạnh mà DN không mất nhiều chi phí, đặc biệt, giảm phát thải ra môi trường.

Theo công thương

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 số nhà 5 ngách 82/3 Phố Yên Lãng - Quận Đống Đa - TP Hà Nội

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 034.8560486  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

40
Đang xem:
73.659.061
Tổng truy cập: