Việc xử lý nước thải không đúng
cách đang làm ô nhiễm nguồn nước sạch tự nhiên, chưa kể gây ra ô nhiễm
đất và không khí với tác hại khó lường.

Hệ thống xử lý nước thải loại A của VBL.
Theo thống kê mới đây nhất của Hội Tài
nguyên Nước Quốc tế của Liên Hiệp Quốc, Việt Nam đã được liệt vào nhóm
quốc gia thiếu nước sạch. Lượng nước bình quân đầu người thấp hơn chỉ
tiêu trung bình 4.000 m3/năm/người.
Dân số tăng nhanh làm tài nguyên thiên
nhiên, trong đó có nước sạch, bị hao giảm, do nhu cầu sản xuất, sinh
hoạt hằng ngày. Một số tập quán của người Việt như đổ rác, chất thải ra
kênh rạch, cống rãnh, biển... cũng gây ô nhiễm. Cư dân nông thôn và
ngoại ô thường có tập quán sử dụng nước giếng (nước ngầm) dẫn đến việc
làm cạn nguồn nước ngầm
Một số giếng đào sai quy cách kế bên các
hố xí, bể tự hoại và tập quán xây mồ mả gần khu dân cư trước đây… cũng
vô tình tạo nên một nguồn nước ô nhiễm cung cấp trực tiếp cho sinh hoạt.
Khủng hoảng nước sạch dẫn đến dịch bệnh ở diện rộng và những di căn lên
con người từ môi trường ô nhiễm mà các thế hệ sau phải trả giá rất đắt.
Trước sự cấp thiết của vấn đề thiếu nước
sạch, việc xử lý nước thải cần được xem là trọng tâm hàng đầu trong
việc giáo dục nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của cộng đồng.
Để có nguồn nước sử dụng bền vững, doanh
nghiệp cần góp phần thực hiện nhiều hoạt động tích cực nhằm bảo vệ
nguồn tài nguyên nước tốt hơn, cụ thể là đảm bảo công tác sản xuất thân
thiện với môi trường, đảm bảo những chất thải công nghiệp được xử lý
đúng cách ở diện rộng…
Không chỉ dừng lại ở đó, doanh nghiệp
nên đồng hành với cộng đồng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường với các
việc làm thiết thực như chung tay cùng tổ dân phố khai thông cống rãnh,
xử lý rác thải đúng quy định, tiết kiệm lượng nước sinh hoạt và giữ gìn
nguồn nước sạch bằng cách sửa chữa rò rỉ, thay đường ống đúng chuẩn, đặt
đường ống ở những vị trí phù hợp… Đây là các hoạt động dài hơi, đòi hỏi
đầu tư đúng cách về nhân lực cũng như vật lực.

Tại Công ty TNHH Nhà máy Bia Việt Nam
(VBL), các hệ thống xử lý nước thải loại A đã được đồng loạt lắp đặt tại
tất cả 3 nhà máy đang hoạt động với kinh phí đầu tư 125,28 tỷ đồng
(tương đương 6 triệu USD). Với công suất cao nhất lên đến 6 triệu lít
nước thải mỗi ngày, hệ thống này đảm bảo toàn bộ nước thải trong nhà máy
được xử lý luôn qua một quy trình khép kín trước khi trả về môi trường.
Toàn bộ nước thải trong nhà máy bao gồm
nước sản xuất và nước sinh hoạt đều được thu gom để đưa vào quy trình xử
lý nước thải. Nhà máy áp dụng công nghệ xử lý nước thải theo phương
pháp sinh học vi sinh kỵ khí và vi sinh hiếu khí. Quá trình xử lý nước
thải cũng sản sinh ra lượng khí biogas có thành phần khí metan CH4 chiếm
khoảng 70-85%.
Sau đó, lượng khí biogas này được thu
hồi và cung cấp lại cho lò hơi, góp phần đáng kể trong việc tiết kiệm
nhiên liệu và giảm thiểu ô nhiễm không khí. Qua hệ thống này, VBL đã
tiết kiệm được 5 tỷ đồng cho chi phí khí đốt. Lượng bùn sinh học sinh ra
cũng được nén lại và sử dụng trồng cây cảnh, trong khi nước thải sau
khi xử lý sẽ được dùng để nuôi cá và tưới cây trong khuôn viên
nhà máy.
Việc đảm bảo xử lý nước thải đạt tiêu
chuẩn loại A chỉ là một phần nằm trong kế hoạch lâu dài về công tác bảo
vệ nguồn nước của VBL. Bên cạnh đó, VBL còn có các chương trình khác như
"1 phút tiết kiệm" kêu gọi nhân viên và cộng đồng tiết kiệm và sử dụng
nước hợp lý và hiệu quả, chương trình nước sạch cho người nghèo ở Tiền
Giang. Đặc biệt chương trình hỗ trợ tài năng trẻ "Vì an ninh tài nguyên
nước" đồng hành cùng xã hội trong việc nâng cao số lượng và chất lượng
các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trẻ về nguồn nước, giúp bảo vệ nguồn
nước cho cộng đồng.
Theo: Dat Viet