MÔI TRƯỜNG + AN TOÀN LĐ
Nghệ An: Phát triển làng nghề gắn với bảo vệ môi trường
(Ngày đăng: 09/05/2014   Lượt xem: 554)
Hiện nay, tỉnh Nghệ An có 119 làng được UBND tỉnh công nhận, 285 làng có nghề do UBND các huyện công nhận. Hoạt động làng nghề khá phong phú, nhiều lĩnh vực, đã giải quyết việc làm tại chỗ cho hàng vạn nông dân, góp phần phát triển kinh tế địa phương, nâng cao đời sống nhân dân. Nhiều làng, xã đã làm giàu nhờ phát triển kinh tế làng nghề.

Mục tiêu phấn đấu của Nghệ An đến năm 2015 phát triển 318 làng nghề, trong đó 150 làng có nghề, bình quân mỗi xã đồng bằng ven biển có 2 - 3 làng nghề, mỗi xã vùng núi thấp có 1 làng nghề, mỗi huyện miền núi có từ 20 - 30 làng nghề. Trong đó, tỉnh chú trọng duy trì và phát triển làng nghề truyền thống, du nhập các nghề mới; phát triển ngành nghề theo thế mạnh về lao động, tài nguyên trên từng địa bàn, với mục tiêu mỗi năm đưa giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp đạt 3.500 tỷ đồng, trong đó đóng góp từ làng nghề 2.500 tỷ đồng. 

Để đạt được mục tiêu trên, UBND tỉnh chỉ đạo các trường, các cơ sở dạy nghề, đào tạo nghề cho lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp mỗi năm từ 9.000 đến 10.000 người, đảm bảo đến năm 2015 số lao động trong các làng nghề được đào tạo từ 60 - 80%, tạo việc làm thường xuyên cho từ 3,5 đến 4 vạn lao động; đồng thời mỗi năm chuyển từ 1,6 đến 1,8 vạn lao động từ sản xuất nông nghiệp sang làm nghề tiểu thủ công nghiệp.   

Đặc biệt, nhằm từng bước khắc phục ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống, sức khỏe cho người dân, UBND tỉnh Nghệ An chỉ đạo các ngành liên quan phân loại làng nghề theo tiêu chí rõ ràng, làng nghề nào gây ô nhiễm nghiêm trọng thì kiên quyết xóa bỏ, những làng nghề gây ô nhiễm ít phải có lộ trình khắc phục cụ thể. Các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nằm xen kẽ trong khu dân cư sẽ từng bước di dời vào các khu, cụm công nghiệp; bổ sung nguồn kinh phí, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật trong kiểm soát, xử lý môi trường, nhất là khuyến khích chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, ít gây ô nhiễm môi trường. Kêu gọi các tổ chức, doanh nghiệp về đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn để thu hút lao động tại địa phương. Ưu tiên phát triển các ngành nghề truyền thống, các ngành nghề khai thác tiềm năng về đất đai, lao động, sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ; khuyến khích đầu tư vào các ngành nghề kỹ thuật như sửa chữa cơ khí, xây dựng, may mặc, thủ công mỹ nghệ, tạo sự chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo bước chuyển biến mạnh về chất trong phát triển ngành nghề ở nông thôn. Gắn chặt công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn với giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động, đẩy mạnh xóa đói, giảm nghèo ở vùng nông thôn.

                                                                                                                    Theo: CôngThương

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

7
Đang xem:
72.518.999
Tổng truy cập: