Nghệ nhân làng nghề
(99)- Đến thăm nghệ nhân
(Ngày đăng: 07/10/2011   Lượt xem: 2922)

Đầu tiên,chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân trẻ Lưu Xuân Khuyến ở Tư Mại – Yên Dũng – Bắc Giang, anh tiếp chúng tôi với sự nhiệt tình và sôi nổi của một người say nghề, con người Khuyến hồn nhiên và chân thành như những sản phẩm của anh vậy. Lưu Xuân Khuyến sinh ra ở làng Ngòi, yêu quê hương đến mức đi khắp các làng miền học hỏi kinh nghiệm nghề gốm để cuối cùng mang gốm về làng, làm giàu cho quê hương. Khuyến kể, ngày bước chân vào trường Đại học Công nghệ Mỹ thuật, anh khổ sở thất vọng khi “bị”xếp vào khoa Gốm, sinh viên ngành Gốm duy nhất của K38, Khuyến biểu tình bằng cách 3 tháng liền không  lên lớp, nhưng cuối cùng Khuyến vẫn tốt nghiệp với tấm bằng loại ưu. Như Khuyến tâm sự “Gốm như cái nghiệp gắn vào tôi vậy, tôi cố tránh mà không được”.

thamnghenhan1.jpg

Nghệ nhân Lưu Xuân Khuyến









































 

Gốm của Khuyến là gốm sành nâu, chân thực như con người nơi đây, thường dùng để trang trí phòng khách, sảnh khách sạn, nhà hàng, quán cà phê hoặc những bức tường vào khu du lịch… Sảm phẩm của Khuyến luôn gắn liền với làng quê, là những Chí Phèo, Thị Nở, chú Tễu, là cô Tấm ngoan hiền hoặc chú Cuội ngồi lưng trâu…
thamnghenhan2.jpg   thamnghenhan3.jpg
           Các tác phẩm của nghệ nhân Lưu Xuân Khuyến

Gia đình Lưu Xuân Khuyến là hộ dân duy nhất ở làng Ngòi làm gốm, vì thế anh ấp ủ mở rộng tạo nên một làng nghề, “Đất ở đây không thiếu, có cả mỏ nhưng chúng tôi thiếu cơ sở vật chất, mặt bằng để làm xưởng. Dù hiện nay tôi đã đào tạo được 70 thợ nhưng không có cơ sở để cho họ làm, còn xưởng của tôi cũng chỉ tạo được việc làm cho khoảng 15 thợ thôi”. Chia tay nghệ nhân Lương Xuân Khuyến, chúng tôi cảm thông với những trăn trở của anh và mong một ngày gần nhất làng Ngòi sẽ phát triển nghề Gốm như làng Bát Tràng. 

 thamnghenhan4.jpg

Ban truyền thông quan hệ quốc tế chụp ảnh cùng nghệ nhân Lưu Xuân Khuyến cùng cán bộ sở Công Thương tỉnh Bắc Giang

Buổi chiều chúng tôi đến gặp hai nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế và Nguyễn Hữu Sam làm tranh Đông Hồ,ở thôn Đông Hồ,xã Sông Hồ, Thuận Thành-Bắc Ninh.

Đây là hai nghệ nhân duy nhất ở làng còn làm tranh Đông Hồ, nhưng nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam tuổi đã cao nên ông không làm nghề nữa mà con trai ông – nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả tiếp nghề.

thamnghenhan5.jpg
Ban truyền thông quan hệ quốc tế trò chuyện với nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế

Tiếp chúng tôi tại khuôn viên như một khu du lịch, nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế tự hào khoe bộ tranh cổ 100 năm và 26 bản khắc 200 năm, ông tự nhận mình là địa chỉ tin cậy nhất cho những người muốn tìm hiểu về tranh Đông Hồ. Bởi thế mà trên diện tích 6000m2 ông đã đầu tư dựng 2 nếp nhà gỗ làm nơi cho du khách in tranh, một mái nhà lá trưng bày những máy móc dụng cụ sản xuất và một phòng trưng bày và bán tranh. Nhà ông thường xuyện đón các cháu học sinh đến tham quan và in tranh Đông Hồ, ông nói “Tôi mở rộng cơ ngơi thế này cũng là vì thế hệ con cháu sau này, tôi muốn các cháu yêu và lưu giữ nghề, bởi tôi là đời thứ 20 của dòng họ Nguyễn Đăng nếu không truyền và giữ nghề thì tranh Đông Hồ sẽ mất. Tôi luôn rộng cửa đón các cháu học sinh đến với tranh Đông Hồ, đó là cách duy nhất để chúng ta truyền lòng yêu nghề truyền thống với thế hệ mai sau”. Khuôn viên rộng rãi đó của nghệ nhân Chế được gọi là “Trung tâm giao lưu tranh dân gian Đông Hồ”, đây thật sự là một không gian văn hóa độc đáo, hiếm có đối với một nghệ nhân đã tự khẳng định sự thành đạt của bản thân ngay trên quê hương mình.

      Chia tay nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế, chúng tôi sang nhà nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả, hai nhà chỉ cách nhau mấy bước chân. Vợ chồng nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả đang miệt mài đóng những cuốn lịch năm 2012 làm bằng tranh Đông Hồ. Dù cơ ngơi không được hoành tráng như nhà nghệ nhân Chế, nhưng nét mộc mạc giản dị của nhà anh Quả khiến chúng tôi thấy ấm áp. Anh Quả là con trai thứ 2 của cụ Nguyễn Hữu Sam, theo học tranh từ nhỏ, dù đã tốt nghiệp đại học ngành Tài chính nhưng nghe lời khuyên của cha anh đã theo nghề làm tranh được 20 năm. Một lòng tâm huyết với nghề, anh tâm sự “Tôi yều nghề tranh, nguyện cống hiến cả đời cho dòng tranh Đông Hồ,và sẽ lưu truyền đến đời con cháu”.

thamnghenhan6.jpg

Nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả tặng tranh Đông Hồ cho đại diện  ban truyền thông và quan hệ quốc tế

Chuyến đi hôm đó của Ban Truyền thông quan hệ quốc tế HHLN thật ý nghĩa,chúng tôi được tận mắt ngắm những sản phẩm của các nghệ nhân và có dịp trò chuyện hiểu tâm tư tình cảm của những nghệ nhân đau đáu với nghề. Nhờ có cuốn sách “Báu vật làng nghề” mà HHLN Việt Nam giao cho chúng tôi làm, mà chúng tôi mới có cơ hội tiếp xúc với rất nhiều nghệ nhân nổi tiếng của các làng nghề trên đất nước ta.
thamnghenhan7.jpg

Tranh Đông Hồ của nghệ nhân Nguyễn Hữu Quả

                                                      Tin và bài : Ngọc Đại

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

21
Đang xem:
72.471.579
Tổng truy cập: