NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
Nghệ nhân trẻ của lĩnh vực tranh sứ
(Ngày đăng: 28/06/2013   Lượt xem: 1308)
Nghệ nhân Phạm Tiến Khang với sản phẩm gốm.

Nghệ nhân Phạm Tiến Khang không phải người gốc Bát Tràng, anh vốn người xã Ðông Dư (huyện Gia Lâm), ngay sát cạnh xã Bát Tràng. Từ nhỏ anh mê nghề gốm. Khi trưởng thành, anh tìm đến các nghệ nhân học hỏi. Từ một người "ngoại đạo", Phạm Tiến Khang trở thành một nghệ nhân giỏi nghề. Ðiều đặc biệt nhất là anh đã góp phần hình thành và nâng tầm tranh sứ Việt Nam. Làng Bát Tràng xưa kia không làm tranh sứ, nhưng từ nhu cầu cuộc sống, những nghệ nhân như anh đã suy nghĩ, tìm tòi cách vẽ tranh trên sứ.

Nói về quy trình hình thành lên một bức tranh sứ, nghệ nhân Phạm Tiến Khang cho biết, bức tranh sứ nào cũng được tạo ra từ đất, sau đó những mảng mầu sẽ được rắc lên mờ ảo dưới lớp men để tạo hình rồi mới đưa vào lò nung với nhiệt độ 1.2500C. Ở nhiệt độ đó rất khó để kiểm soát mức độ định dạng mầu sắc (mầu âm) cũng như các chi tiết hình thành của bức tranh. Nếu không có một tay nghề vững vàng và bề dày kinh nghiệm thì tác giả sẽ khó có được một bức tranh đẹp như ý.

Ðể có được thành công hôm nay, Phạm Tiến Khang đã trải qua rất nhiều tìm tòi, thử nghiệm và không ít lần thất bại. Sau mỗi lần thất bại, anh càng thêm quyết tâm chinh phục một hướng đi mới. Một trong những bức tranh đã đưa anh có chỗ đứng vững chắc trong làng gốm là bức "Ấm áp tình quê". Những mảng mầu được nung chảy dưới men và được sự kiểm soát chặt chẽ của người nghệ nhân về tỷ lệ mầu pha, thời gian nung và chất liệu phối hợp... sẽ cho những hiệu ứng ngoài sức tưởng tượng. Khi xem tranh của anh, cảm giác như thấy được những cơn gió đang thổi dạt lũy tre, những tia nắng vàng ấm áp như phả vào da thịt...

Tranh gốm của anh được tham dự nhiều triển lãm, hoặc được các cơ quan lớn mua trưng bày ở các vị trí trang trọng. Nhưng anh tự hào nhất với bức "Ngày hội non sông" được đặt tại vị trí rất trang trọng là sân hành lễ của Ðền Hùng (Phú Thọ). Bức tranh này được hai họa sĩ sáng tác trong ba năm và nghệ nhân Phạm Tiến Khang thực hiện công đoạn chuyển sang tranh gốm sứ để có thể đạt được sự bền vững đến muôn đời. Ðiều đáng chú ý là bức tranh sứ rất lớn, với chiều cao 9,9 m, chiều rộng 72 m. Nghệ nhân đã phải dùng tới 1.370 tấm sứ ghép lại. Mỗi tấm đều có đánh số để tiện cho việc lắp ghép ngoài hiện trường, mặt khác mỗi tấm đều có hồ sơ lưu về mã mầu, công thức đất, phương pháp thi công... để lại để con cháu mai sau nếu phải sửa chữa sẽ thuận tiện. Bức tranh "Ngày hội non sông" là thành công lớn đối với nghề làm gốm sứ nói chung, góp phần tạo thêm không khí linh thiêng ở vùng đất Tổ, đồng thời tạo kỷ lục là một trong những bức tranh sứ lớn nhất ở nước ta.

Sinh năm 1968, nghệ nhân Phạm Tiến Khang còn rất sung sức để cống hiến cho nghệ thuật tranh gốm sứ. Anh đoạt hàng loạt giải và danh hiệu cá nhân như: Danh hiệu Tinh hoa làng nghề do Hiệp hội Làng nghề Việt Nam cấp năm 2007; danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội do UBND thành phố Hà Nội phong tặng năm 2006; giải Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu năm 2006 do Ban tổ chức Hội chợ Triển lãm hàng công nghiệp nông thôn khu vực phía bắc trao... Mặc dù đã tạo dựng được dấu ấn đáng kể trong "làng" tranh sứ Việt Nam, nhưng nghệ nhân Phạm Tiến Khang vẫn không ngừng tìm tòi, sáng tạo để tiến xa hơn nữa trong lĩnh vực tranh gốm sứ nghệ thuật mà anh vô cùng yêu thích.

                                                                                               Theo: Nhân Dân

Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

3
Đang xem:
72.518.370
Tổng truy cập: