NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
Chàng trai M’Nông với niềm đam mê sưu tầm đàn đá
(Ngày đăng: 30/05/2013   Lượt xem: 458)
Một bộ đàn đá. Ảnh minh họa. (Nguồn: cinet.gov.vn)
Sinh ra và lớn lên trong không gian văn hóa đậm bản sắc của dân tộc M’Nông khiến niềm say mê văn hóa dân gian M'nông, trong đó có đàn đá ăn sâu vào  Phạm Văn Phương.

Sinh năm 1977 sống tại bon Bu Bia, xã Quảng Tín, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông, Phạm Văn Phương mang trong người hai dòng máu, bố dân tộc Kinh, mẹ là dân tộc M’Nông.

Năm bộ đàn đá do anh phát hiện và sưu tầm đang mang lại âm hưởng tiếng đàn độc đáo trong các dịp tổ chức lễ hội, hoạt động hội thao trên địa bàn bon, xã, huyện.

Hiện nay đàn đá được xem là di sản vô cùng quý của buôn Bu Bia của người M’Nông. Nghệ nhân Điểu Nhôm cho hay: “Đàn đá tiếng địa phương gọi tên là gòong lú. Đã có một thời gian đàn đá biến mất, thế nhưng trong những năm 1990 một số nghệ nhân trong bon đã phát hiện một bộ đàn đá."

Sau đó, bộ dàn đá đầu tiên được đưa về bảo tàng tỉnh Đắk Lắk lúc chưa tách tỉnh Đắk Nông đã thẩm định xác nhận đây là một loại nhạc cụ cổ xưa của người M’Nông. Sau đó bộ này đã được đưa về trưng bày tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk.

Những bộ đàn đá của anh Phương hầu như đều tìm thấy tại suối Đắk Ka khi mùa khô nước rút. Anh Phương cho biết: “Sau khi phát hiện được một bộ, tôi mang về cho các già làng, nghệ nhân tại bon thẩm định, tiếng nhạc đúng là gòong lú. Tôi đã được các già làng ủng hộ tìm kiếm thêm. Từ năm 2001 tôi đã phát hiện nhiều thanh đá tại suối Đắk Ka với kích thước lớn nhỏ khác nhau, có những âm điệu như tiếng cồng chiêng rồi mang về cho các nghệ nhân, già làng thẩm định và sắp sếp ba thanh thành môt bộ.”

Hiện nay những người hay thẩm định “sản phẩm” đàn đá của anh Phương là các nghệ nhân Điểu Đua, Điểu Têu, Điểu Nhôm. Sau thời gian tìm kiếm tại suối, anh Phương đã sưu tầm cho mình 5 bộ đàn đá, mỗi thanh nặng từ 5kg đến 15kg.

Theo anh Phương, sưu tầm đàn đá không chỉ để “làm cảnh”, nó còn được bon, xã mượn cho các nghệ nhân diễn tấu tại các buổi sinh hoạt, lễ hội, thể thao tại địa phương. Thế nhưng hiện nay loại nghệ thuật này, ở bon số người biết đánh rất ít. Đa số là các nghệ nhân công diễn từ 3 đến 5 bài tấu.

Với những bộ đàn đá có được, Phương được xem là một người có nhiều bộ đàn đá nhất Đắk Nông hiện nay.

Theo nghệ nhân Điểu Đua: “Chính bản sắc dân tộc đã giúp cho Phương cảm nhận được cái “thần” trong những thanh đá và khôi phục lại nét văn hóa cổ cho buôn . Hiện nay có một bộ được Phòng Văn hóa – Thông tin huyện mượn để đi diễn tấu tại các liên hoan, hội diễn tại địa phương trong tỉnh.”

Chàng trai M’Nông trẻ sưu tầm được nhiều bộ đàn đá đã được nhiều người biết và nhiều người trong cả nước tìm đến hỏi mua về.

“Âm vang cồng chiêng, sắc màu văn hóa và tình yêu với văn hóa dân tộc khiến tôi chưa có ý nghĩ sẽ bán nó đi”- Phương tâm sự. Không những thế, Phương dự định trong tương lai sẽ lại tiếp tục đi tìm, sưu tầm thêm nhiều bộ đàn đá cho mình.

Tình yêu đàn đá đã giúp anh Phương không ngừng đi tìm, phát hiện và gìn giữ giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc mình. Bon Bu Bia đã và đang trở thành đểm đến chiêm ngưỡng của những du khách trong và ngoài tình yêu thích vật cổ.

Từ những thanh đá vô tri vô giác dưới suối, từ niềm đam mê vật cổ, bộ sưu tầm đàn đá của Phạm Văn Phương đã góp phần đa dạng nhạc cụ cổ của dân tộc M’Nông, góp phần làm phong phú tiếng nhạc cổ trong các lễ hội, liên hoan, hội thao của địa phương./.
                                                                                                     Theo: TTXVN
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

11
Đang xem:
72.493.037
Tổng truy cập: