NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
(29-33)- Thổi hồn cho linh vật năm Rồng ở làng nghề xã Tiền Phong ngày cận Tết
(Ngày đăng: 24/01/2024   Lượt xem: 34)
Do nhu cầu của người dân tăng cao, những ngày giáp Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024, những xưởng mộc điêu khắc sản xuất linh vật, đặc biệt là linh vật năm Rồng ở làng nghề thôn Định Quán, xã Tiền Phong, huyện Thường Tín  lại tất bật sáng tối để kịp có hàng phục vụ khách.
Nghệ nhân làng nghề mộc điêu khắc thôn Đinh Quán Phạm Văn Nga đang thổi hồn cho những bức tượng gỗ phục vụ Tết Nguyên đán
Nghệ nhân làng nghề mộc điêu khắc thôn Đinh Quán Phạm Văn Nga đang thổi hồn cho những bức tượng gỗ phục vụ Tết Nguyên đán

Nhộn nhịp ngày cuối năm

Những ngày này, không khí Tết lại rộn ràng về với người dân làng nghề mộc điêu khắc thôn Định Quán, xã Tiền Phong. Dịp cuối năm là thời điểm mọi người ở đây lại bận rộn. Họ đang tất bật hoàn thiện công đoạn cuối cùng của những chú rồng, trâu, dê… bằng gỗ để kịp thời phục vụ khách hàng khắp cả nước dịp Tết đến Xuân về.

Không khí rộn ràng, tí tách đục chạm trong những xưởng đồ gỗ mỹ nghệ ở các xóm tại thôn Định Quán rất vui. Ngoài những sản phầm đồ gỗ truyền thống, năm nay những xưởng mỹ nghệ nơi đây lại đang tất bật hoàn thiện sản phẩm hình con rồng, con trâu, con dê… để kịp phục vụ khách hàng chơi Tết năm nay.

"Linh vật" của năm 2024 là rồng nên nhiều sản phẩm hình rồng được đục đẽo, điêu khắc tỉ mỉ để cho ra những sản phẩm đẹp nhất. Từ những khúc gỗ khô vô tri vô giác, các nghệ nhân chế tác thành hình rồng rất độc đáo, khiến nhiều người không tiếc bỏ hàng triệu đồng mua về chơi Tết Giáp Thìn 2024.
Nghệ nhân làng nghề mộc điêu khắc thôn Đinh Quán Phạm Văn Nga cùng người lao động của cơ sở sản xuất đang miệt mài đục đẽo tượng gỗ phục vụ Tết
Nghệ nhân làng nghề mộc điêu khắc thôn Đinh Quán Phạm Văn Nga cùng người lao động của cơ sở sản xuất đang miệt mài đục đẽo tượng gỗ phục vụ Tết

Chị Phạm Lan Anh, chủ xưởng mộc thủ công mỹ nghệ ở thôn Định Quán cho biết, để phục vụ nhu cầu tiêu dùng cũng như xu hướng linh vật năm nay, xưởng mộc điêu khắc của gia đình đã chuẩn bị gỗ và bắt đầu nghiên cứu mẫu linh vật từ tháng 6/2023.

Khác với những năm trước, các công đoạn làm rồng gỗ hết sức tỉ mỉ, khéo léo, tuân thủ yêu cầu đầu ra, đặc biệt truyền hết nhiệt huyết của nghề bằng tầm hồn của mình vào hồn con rồng với mục tiêu cuối cùng để có mẫu mã đẹp, bắt mắt phục vụ thị hiếu khách hàng.

Để đưa ra thị trường các mẫu linh vật rồng đẹp, đảm bảo đầy đủ các yếu tố về chất lượng, kích thước, hình dáng thì xưởng có 2 hình thức sản xuất là đục hoàn toàn bằng tay hoặc sản xuất bằng máy. Mẫu mã, kích thước sẽ được sản xuất theo nhu cầu của đối tác khách hàng. 
Chủ tịch Hội làng nghề mộc điêu khắc thôn Định Quán Phạm Văn Nhuận và những chú rồng gỗ đang chuẩn bị hoàn thành ở khâu cuối cùng
Chủ tịch Hội làng nghề mộc điêu khắc thôn Định Quán Phạm Văn Nhuận và những chú rồng gỗ đang chuẩn bị hoàn thành ở khâu cuối cùng

“Với tất cả mẫu rồng lớn nhỏ, đến nay xưởng mộc của gia đình tôi đã đưa ra thị trường trong nước bán buôn, bán trực tuyến trên mạng internet với gần 300 sản phẩm. Giá mỗi sản phẩm tùy vào kích cỡ to nhỏ từ 700.000 - 3 triệu đồng. Hiện nay, gia đình đang chuẩn bị sản phẩm rồng gỗ cho những ngày cận tết và ngày đầu năm" - chị Lan Anh chia sẻ.

Còn theo lời nghệ nhân Phạm Văn Nga, chủ cơ sở xưởng đồ gỗ điêu khắc mỹ nghệ ở liền kề nhà chị Lan Anh cho biết: Năm nay có điểm đặc biệt là khách hàng chủ yếu chọn đặt những con rồng sống động, mềm mại nhưng rắn giỏi, thân hình uốn lượn, chân sải bước với bộ móng vuốt sắc.

Mẫu rồng chủ yếu là đang nằm bò ngang trên mặt đất là chính với mong muốn năm mới tài lộc, khỏe mạnh được nhiều khách hàng quan tâm, ưa chuộng. Còn với thế rồng bay và uốn lượn từ nhiều năm trước đến nay rất ít người ưa thích nên các cơ sở trong làng nghề hạn chế sản xuất hơn.
Chủ tịch Hội làng nghề mộc điêu khắc thôn Định Quán Phạm Văn Nhuận đang gấp rút đục đẽo những chú rồng để cung cấp ra thị trường
Chủ tịch Hội làng nghề mộc điêu khắc thôn Định Quán Phạm Văn Nhuận đang gấp rút đục đẽo những chú rồng để cung cấp ra thị trường

Đáp ứng xu thế hiện đại

Chủ tịch Hội làng nghề mộc điêu khắc thôn Định Quán Phạm Văn Nhuận cho hay, do thời điểm tết cận kề nên số lượng công việc nhiều hơn đáng kể khiến người lao động làng nghề tất bật. Tuy nhiên, từ việc nhiều cơ sở ở làng nghề đầu tư mua máy đục CNC nên cũng hỗ trợ giải quyết được 40% khối lượng công việc.

Nếu sản xuất bằng máy thì một ngày sẽ đưa ra 7 -10 linh vật rồng đục thô, tùy thuộc vào kích thước to nhỏ. Với những mẫu rồng to, nhiều chi tiết thì sản xuất bằng máy cần từ 1 - 2 ngày. Còn nếu đục hoàn toàn bằng tay thì một con rồng cần tới 3 - 4 ngày tùy theo hình con linh vật.

Những nghệ nhân ở làng nghề mộc điêu khắc thôn Định Quán, xã Tiền Phong chủ yếu sử dụng gỗ hương đá để làm rồng gỗ do giá thành hợp lý, chất lượng tốt. Hình con rồng được đục đẽo, điêu khắc tỉ mỉ để có được những sản phẩm đẹp nhất, thu hút được người sử dụng.
Chủ tịch Hội làng nghề mộc điêu khắc thôn Định Quán Phạm Văn Nhuận bên chiếc máy đục CNC

 
Chủ tịch Hội làng nghề mộc điêu khắc thôn Định Quán Phạm Văn Nhuận bên chiếc máy đục CNC

Cũng theo Chủ tịch Hội làng nghề mộc điêu  khắc thôn Định Quán Phạm Văn Nhuận, thôn Đinh Quán hiện có khoảng 270 hộ gia đình với trên 1.000 nhân khẩu. Trong đó, gần 80% nhân khẩu làm nghề ở các cơ sở sản xuất có thu nhập từ 7 - 12 triệu đồng/người/tháng.

Nói về hoạt động của làng nghề mộc trên địa bàn xã, Chủ tịch UBND xã Tiền Phong Đỗ Duy Sơn khẳng định: Nhờ có làng nghề truyền thống nên đã giải quyết việc làm cho lao động, nâng cao đời sống người dân. Không những vậy, nghề mộc của thôn Định Quán còn giúp nhiều hộ thoát nghèo, vươn lên làm giàu. 

Bên cạnh đó, hoạt động sản xuất làng nghề mộc còn giúp địa phương sớm hoàn thành xây dựng xã NTM cũng như để hoàn thành NTM nâng cao vào năm 2024. Để thích ứng với sản xuất ở thời kỳ công nghệ số, hàng trăm gia đình đã đầu tư mua máy đục CNC phục vụ sản xuất và bán hàng online hiệu quả.
Phố làng nghề mộc dân dụng thôn Thượng Cung, xã Tiền Phong những ngày cận Tết Nguyên đán 

 
Phố làng nghề mộc dân dụng thôn Thượng Cung, xã Tiền Phong những ngày cận Tết Nguyên đán 

Đồng thời, nhờ có hoạt động sản xuất của các làng nghề truyền thống trên địa bàn xã tạo thu nhập đến cuối năm 2023 đạt 70,4 triệu đồng/người năm. Toàn xã đến nay không còn hộ nghèo và chỉ có 20 hộ cận nghèo. Tình hình an ninh trật tự trên địa bàn luôn ổn định…

                                          Theo:  kinhtedothi.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

21
Đang xem:
72.482.549
Tổng truy cập: