NGHỆ NHÂN -NĂNG KHIẾU - NGƯỜI CÓ CÔNG
(29-33)- Người “thổi hồn” cho sắt
(Ngày đăng: 09/01/2024   Lượt xem: 74)

Hơn 30 năm miệt mài cống hiến cho sáng tác nghệ thuật, lấy lòng yêu nước để khắc họa đề tài chiến tranh cách mạng trên sáng tác nghệ thuật của mình; nhà điêu khắc Vũ Quang Sáng là một trong những tấm gương nổi bật cho thế hệ nghệ sĩ yêu nước của dân tộc ta.

Nhà điêu khắc Vũ Quang Sáng sinh năm 1965, sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống nhà giáo tại xã Thụy Phú (nay là Nam Tiến), huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Từ những thế hệ đi trước trong gia đình ông Sáng đã từng là giám sinh tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, cho đến đời ông nội và bố của ông Sáng đều làm thầy giáo và quân nhân.

Tuy được thừa hưởng truyền thống dạy học và cách mạng của gia đình, thế nhưng từ nhỏ trong ông Sáng đã hiện hữu một tình yêu mãnh liệt đối với nghệ thuật. Ông thích nặn đất, thích vẽ, khi rảnh rỗi là ông lại vẽ và nặn tượng. Chỉ từ những điều nhỏ bé thủa ấu thời, niềm đam mê của cậu bé Sáng ngày ấy, nay đã trở thành nhà điêu khắc tài năng và cống hiến mạnh mẽ cho nền nghệ thuật nước nhà.

Từ bộ đội đặc công đến chàng sinh viên mỹ thuật

Trải qua thời niên thiếu êm đềm với thành tích học tập tốt, đến năm 1985, Vũ Quang Sáng cũng như bao thanh niên yêu nước của dân tộc, ông tham gia nghĩa vụ quân sự tại Lữ đoàn Đặc công 113, Bộ tư lệnh Binh chủng Đặc Công trong 4 năm, ở đây ông đã từng đắp một bức tượng truyền thống bằng xi măng năm 1987, nhưng sau nhiều năm doanh trại được xây dựng lại nên hiện đã không còn.

Sau khi hoàn thành nghĩa vụ với Tổ quốc, ông Sáng trở về và nhập học tại Đại học Kiến trúc Hà Nội năm 1989, nhưng tại đây ông nhận ra đam mê mà mình dành cho nghệ thuật vẫn còn cháy bỏng, rằng chính con đường nghệ thuật mới là nơi mình cần chinh phục. Bước ngoặt lớn nhất cuộc đời ông bắt đầu từ năm 1990, ông chính thức theo học Khoa Điêu khắc tại Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;"  data-cke-saved-href="https://www.qdnd.vn" href="https://www.qdnd.vn"><img  data-cke-saved-src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>

Nhà điêu khắc Vũ Quang Sáng tại xưởng làm việc của mình. 

Trong thời gian theo học tại Đại học Mỹ thuật Việt Nam, nhà điêu khắc Vũ Quang Sáng được nhiều thầy cô quý mến chỉ dạy tận tình, nhưng trong đó có 2 người để lại ấn tượng sâu sắc với ông Sáng: “Tôi vẫn nhớ như in hình ảnh người thầy chủ nhiệm lớp tôi - cố nghệ sĩ Trần Tía, thầy là người tình cảm và dành nhiều tâm huyết cho học trò, bước đầu đến với điêu khắc của tôi thật may mắn khi có thầy dìu dắt, phần nào định hình phong cách nghệ thuật của tôi từ sớm. Thật tiếc khi thầy đã mất vào thời điểm tôi học năm thứ ba đại học (năm 1993). Người thứ hai mang đến cho con đường nghệ thuật của tôi những tư tưởng, sự tự tin trong sáng tác, giúp tôi đột phá trong những tác phẩm của mình về sau này là GS Phạm Công Thành; tôi được theo học thầy từ năm 1990 và sau này tiếp tục được thầy hướng dẫn luận văn cao học”.

Trên con đường nghệ thuật của mình, nhà điêu khắc Vũ Quang Sáng cũng đã có những thành tích, thành tựu từ sớm, ông đoạt giải khuyến khích - Triển lãm Điêu khắc toàn quốc 10 năm (năm 1993) với tác phẩm “Thiếu nữ”, thời điểm mà ông vẫn còn đang trên ghế nhà trường.

Đến nay, ông Sáng còn nhận thêm khoảng 20 giải thưởng lớn, nhỏ khác như: Giải nhì - Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam (2015); giải nhì - Triển lãm tác phẩm điêu khắc, biểu tượng kiến trúc (2016); giải A - Giải thưởng văn học nghệ thuật, báo chí đề tài lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng 5 năm (2020) và mới đây nhất là giải nhất Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam năm 2023… Tất cả những tác phẩm của Vũ Quang Sáng đều mang trong mình chủ đề về tình yêu quê hương đất nước, khát khao xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đi kèm những hình ảnh, biểu tượng gắn liền với đời sống người lính.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;"  data-cke-saved-href="https://www.qdnd.vn" href="https://www.qdnd.vn"><img  data-cke-saved-src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>
Tác phẩm "Thiếu nữ" đạt giải khuyến khích triển lãm Điêu khắc toàn quốc 10 năm, năm 1993 (Giải thưởng đầu tiên của nhà điêu khắc Vũ Quang Sáng).

Tình yêu cách mạng “thổi hồn” cho sắt

Nói về nguồn cảm hứng sáng tác và lý do chọn chủ đề cách mạng, nhà điêu khắc Vũ Quang Sáng chia sẻ: “Từ nhỏ tôi đã nhận ra tình yêu với nghệ thuật, điều đó với tôi quá rõ ràng nhưng mặt khác tôi còn được ông cha truyền lại cho lòng yêu nước, tinh thần cách mạng và trách nhiệm với đất nước. Vậy nên trong mỗi tác phẩm của mình tôi đều lấy chủ đề, cảm hứng từ hình ảnh, biểu tượng Bộ đội Cụ Hồ . Chắc chắn cho đến những tác phẩm cuối cùng của mình tôi vẫn sẽ giữ vững chủ đề và tinh thần ấy”.

Trên con đường nghệ thuật, Vũ Quang Sáng với tình yêu quê hương, đất nước đã bôn ba khắp đầu Nam chí Bắc của Tổ quốc, tới những nơi hang cùng ngõ hẻm và đặc biệt là những di tích còn sót lại sau chiến tranh. Liên tục trau dồi kiến thức, tìm kiếm nguyên liệu, chất liệu để đưa vào tác phẩm của mình. Ông tìm kiếm những thứ thật đời, hội tụ các yếu tố, phương diện của chiến tranh, khi ồn ào dữ dội, những sự hy sinh bi tráng, rồi hòa bình, tự do. Ông tài tình, khéo léo truyền tải phẩm chất người lính vào trong tác phẩm của mình, sao cho cá tính nghệ sĩ, giá trị nghệ thuật được nhấn mạnh nhưng phải phù hợp với ánh nhìn của công chúng, để người ta thấu cảm được nội dung tác phẩm mang đến.

<a title="Báo Quân đội nhân dân | Tin tức quân đội, quốc phòng | Bảo vệ Tổ quốc" style="text-align:center;"  data-cke-saved-href="https://www.qdnd.vn" href="https://www.qdnd.vn"><img  data-cke-saved-src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" src="https://file3.qdnd.vn/data/images/0/2021/08/11/linh/bannerv2.png" class="vllogo"></a>

Tác phẩm "Cây phong ba" đạt giải nhất Cuộc thi và Triển lãm Mỹ thuật Việt Nam 2023.

Điểm nhấn trong phần lớn các tác phẩm của nhà điêu khắc Vũ Quang Sáng đều được làm bằng sắt, ông cho biết: “Tôi đã từng sáng tác trên nhiều chất liệu khác nhau, nhưng đều khiến tôi cảm thấy thiếu một chút gì đó, chưa có chất liệu nào có thể lột tả thật sát tính khốc liệt của chiến tranh hay sự cứng cáp của Bộ đội Cụ Hồ. Nhưng thật may mắn trên con đường tìm kiếm chất liệu đặc biệt ấy, tôi đã có cơ hội tiếp xúc với sắt khi học cao học vào năm 2013, ngay lập tức tôi bị thu hút bởi sự chắc chắn, những nét góc cạnh và cả những vệt gỉ sắt hoàn hảo để thể hiện sự hao mòn của thời gian, cùng tính bền bỉ, gai góc trên tác phẩm”.

“Khi chọn cây phong ba làm chủ đề cho tác phẩm, tôi muốn thể hiện hình ảnh người lính biển đảo đang ngày ngày chịu gian khó, khổ cực bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc. Cũng như những cây phong ba ngoài đảo xa, đứng đầu sóng ngọn gió, chịu đủ nắng mưa dãi dầm, dù có nằm trên bãi cát khô cằn hay vách đá, san hô vẫn đứng vững hiên ngang và phát triển mạnh mẽ. “Cây phong ba” vừa là lời cảm ơn, cũng là tiếng lòng của tôi, thông qua tác phẩm tôi muốn góp thêm một tiếng nói nhỏ trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho cả quá khứ, hiện tại và tương lai”, nhà điêu khắc Vũ Quang Sáng bộc bạch.

                                             Theo;  qdnd.vn
Ý kiến bạn đọc 0 bình luận
 
Gửi bình luận của bạn
(Bấm vào đây để nhận mã)
Gửi thông tin Nhập lại
 
 
                                

Bản quyền thuộc về:  Công ty cp Giáo dục và Đào tạo Hoàng Gia Quốc Tế
S
Ince 31-08-2010

Ban truyền thông quan hệ quốc tế - Hiệp hội làng nghề Việt Nam     

Phụ trách biên tập : Nhà báo Lê Kim Hoa       

Địa chỉ: T 16 Hàn Việt Tower- 348 Kim Ngưu, Q Hai Bà Trưng, Hà Nội

Văn phòng 1: Tầng 2 Tòa nhà 14a Khu đô thị Định Công - Quận Hoàng Mai _ Hà Nội - văn phòng Lineup

Văn phòng 2: 489 Hoàng Quốc Việt tầng 03                                             

International royal education & training.,jsc                                                

Tel: 024.73046226  Hot line; 0929805137 Viber - zalo :0929805137 

Email: irecvietnam@gmail.com   : facebook: irecvietnam,  


 

9
Đang xem:
72.491.922
Tổng truy cập: